17.02.2025
Bài viết của nhà báo độc lập Nguyễn Dân từ Thái Lan :
ĐƯỜNG BỘ HÀNH SANG ẤN ĐỘ CỦA ĐOÀN SƯ MINH TUỆ: GẦN NHƯ BẤT KHẢ THI !
Đây là ý kiến cá nhân của mình. Hồi chiều khi nhận được thông tin mình cũng rất sốc và không giữ được bình tĩnh mấy (nên xem clip - Link dưới comment- bạn sẽ thấy mình hơi lúng túng khúc đầu). Giờ mình có thời gian hơn nên viết ra đây cho các bạn đọc dễ hình dung hơn. Đây là những lời tâm huyết của mình, nói ra sẽ khá khó nghe, có thể bạn sốc, ghét mình nhưng tất cả là vì đoàn sư Minh Tuệ.
Khi mình nói "bộ hành của đoàn sư Minh Tuệ" nghĩa là phải thoả mãn 2 điều kiện:
1. Đi bộ. Hoạ hoằm lắm mới phải đi xe hoặc đi tàu thủy.
2. Đến các thánh tích tại Ấn Độ
Không thoả mãn 2 điều kiện này, việc "bộ hành của sư sang Ấn Độ" xem như không còn ý nghĩa gì nữa. NHƯNG, qua những ngày qua, mình tìm hiểu lẫn vận dụng các mối quan hệ có thể thì mình tạm kết luận: bộ hành sang Ấn Độ gần như là điều bất khả thi, hay nói thẳng là 99% bị bít, trừ khi điều kì diệu xảy ra.
Có thể một số bạn sẽ rất sốc với thông tin này, nhưng đáng buồn sự thật là như thế. Bởi lẽ sư Minh Tuệ đang đối mặt với những khó khăn sau: (mà không ai có thể giải quyết)
_ Vượt qua cửa khẩu. Ở đây có 3 loại cửa khẩu mà đoàn sư sẽ phải vượt qua:
1. Cửa khẩu giữa Thái Lan và Myanmar. Theo thông tin mình tìm được, hiện có 2 cửa khẩu gần đoàn nhất là Mea Sot và Phu Nam Ron (trên 300km) đều đang cấm NGƯỜI NƯỚC NGOÀI. Người Thái và người Miến Điện tại vùng biên có thể qua lại bình thường, nhưng người nước ngoài là không. Kể cả cửa khẩu Mea Sai cách đây 600km cũng không. Điều này đã thực hiện vài năm nay chứ không phải thời gian gần đây. Vì vậy, việc đoàn sư Minh Tuệ đến cửa khẩu Mea Sot sắp tới sẽ KHÔNG ĐƯỢC nhập cảnh vào Miến Điện, phải tìm đường khác, nhưng mà các cửa khẩu khác cũng vậy.
2. Cửa khẩu giữa các quân nổi dậy và quân chính phủ. Myanmar hiện đang nội chiến, đất nước đang bị các nhóm quân nắm giữ (quân đội chiếm 40% lãnh thổ). Để vượt qua giữa các vùng lãnh thổ này phải vượt qua "cửa khẩu", điều này gần như bất khả vì chính phủ Nay Pyi Taw và các cánh quân đang mâu thuẫn với nhau.
3. Cửa khẩu giữa Myanmar và Ấn Độ (Tamuh – Moreh). Tương tự như cửa khẩu giữa Thái Lan và Myanmar, Myanmar đang đóng cửa nội bất xuất, ngoại bất nhập.
_ Sự nguy hiểm khó khăn khi vào Myanmar.
Kể cả ví dụ đoàn sư được vào Myanmar đi, đoàn sư sẽ phải đối diện một đoạn đường gần 100km từ cửa khẩu hẻo lánh, không điện đóm. Đối mặt là các phiến quân đang "đói". Đói lương thực, đói vũ khí, đói tài chính...
_ VISA
Hiện nay đoàn đã có 3 visa du lịch Ấn Độ (sư Minh Tuệ, Minh Trí và Tuệ Minh) với thời gian ở Ấn độ tối đa là 180 ngày cho một lần nhập cảnh. Nếu có xin visa cho những thành viên còn lại, thì visa xin nên có giá trị và thời gian lưu trú tương tự như 3 visa trên, để tránh tình trạng visa người này còn hạn, người kia hết hạn. Vd: Visa Sư A có thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày, còn sư B thì 180 ngày… Rất khó khăn cho cả tăng đoàn nhập/ xuất cảnh cùng nhau.
Ngoài ra, để đi chiêm bái Tứ Thánh Địa sẽ mất thời gian rất dài.
1.Lumbini (Nepal) - Nơi Đức Phật đản sinh.
2.Bodh Gaya (Ấn Độ) - Nơi Đức Phật thành đạo.
3.Sarnath (Ấn Độ) - Nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên.
4.Kushinagar (Ấn Độ) - Nơi Đức Phật nhập Niết Bàn.
Quãng đường để đi hết Tứ Thánh Địa hơn 1000km vì vậy nếu visa Ấn độ của sư nào mà chỉ cho ở tối đa 90 ngày, thì sư đó phải xuất cảnh ra khỏi Ấn độ, xin visa nhập cảnh (Nepal/ Srilanka) và nhập cảnh lại Ấn độ….
CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP THAY THẾ NÀO
Có 2 giải pháp được mọi người đưa ra là:
1. Đi đường tàu thuỷ, đến Bangladesh sau đó băng qua Ấn Độ. Lộ trình này có lẽ là anh Báu nghĩ đến vì thấy xin visa của Bangladesh. NHƯNG (lại nhưng) nếu định đi đường tàu thủy thì sao anh Báu lại dẫn đoàn lên hướng đông bắc? phải đi xuống phía nam có cảng chính của Thái Lan chứ. Chưa hết, cảng chính của Thái Lan đi Bangladesh là đi tàu đường hàng hoá, không có tàu du lịch. Đoàn sư đi bằng tàu hàng hoá là đi chui vì nhập cảnh thế nào? Hay đoàn sư trở thành đoàn tỵ nạn như thông tin râm ran mấy hôm nay lan truyền? Và cửa khẩu giữa Bangladesh và Ấn Độ, lúc mở lúc đóng. chưa chắc đoàn sư đi qua được. Chưa kể cửa khẩu giữa Ấn và Bangladesh lúc đóng lúc mở, đoàn sư chưa chắc nhâo vào được Ấn Độ, (và thêm một điều đáng lo nữa, Bangladesh đa số theo Hồi Giáo (90%). Đoàn sư đi vào chắc chắn sẽ không được đón chào như các nước vừa qua.
2. Đi sang Lào - Đi lên Trung Quốc - Qua Tây Tạng - Băng qua dãy Hy Mã Lạp Sơn - Đến Bhutan - Xuống Nepal - Đến Ấn Độ. Đoạn đường này cho là visa suôn sẻ thì đi băng qua Tây Tạng chưa chắc chính phủ Trung Hoa cho phép. Nhưng chưa hết, đến biên giới Ấn Độ thì đoàn phải dừng vì Ấn Độ và Trung Quốc đang căng thẳng, không vào được. Đó là chưa kẻ đoàn phải băng qua dãy núi tuyết Himalaya kinh khủng khiếp trên đôi chân trần, ba y một bát.
GIẢI PHÁP TẠM CHẤP NHẬN
Có một giải pháp tạm chấp nhận là: từ vị trí hiện tại (hoặc từ cửa khẩu Mea Sot), đoàn sư đi xuống miền Nam Thái Lan, nhập cảnh tại cửa khẩu Kawthaung (Myanmar), sau đó đi qua Mon - Bago - Yangon là khoảng 1.420 km. Nếu tốc độ đi tầm khoảng 15Km/ngày thì đoàn mất khoảng 120 ngày, chưa tính bệnh/ nghỉ ngơi/ sự cố dọc đường, hoặc đơn giản hơn đoàn có thể đi ngược về thủ đô Bangkok
Khi đến thủ đô Yangon hay Bangkok rồi, đoàn sư sẽ PHẢI ĐI MÁY BAY đến đến Ấn Độ (Kolkata). Đây là đường bay ngắn nhất, nếu có vi phạm hạnh đầu đà thì cũng vi phạm ít nhất. Mà khi xưa hạnh đầu đà ra đời đâu có máy bay, chưa có rào cản thủ tục biên giới quốc gia như bây giờ. Giờ thế kỷ 21, xung đột sắc tộc, chiến tranh nên để giữ 13 hạnh đầu đà nguyên thủy thật khó. Để giải quyết vấn đề visa Ấn Độ của các sư, tôi có một giải pháp đó là thay vì xin visa du lịch thì chuyển sang visa religion có thời gian lưu lại Ấn dài hơn. Để xin visa religion cần có một nơi bảo lãnh và tôi tin rằng có rất nhiều nơi sẽ rất sẵn lòng bảo lãnh cho đoàn tu (trong suy nghĩ của tôi đến sư Thích Huyền Diệu là một ví dụ)
Trên đây là toàn bộ những thông tin mình nắm được. Có thể chưa chuẩn, hoặc có thể sai, có thể có những thông tin mình chưa biết. Nếu bạn nào biết xin vui lòng tư vấn cho mình cũng nghĩa là tư vấn, giúp cho đoàn sư Minh Tuệ. Chưa giờ mình lại mong mình sai như lúc này.
No comments:
Post a Comment