Saturday, May 2, 2015

Chửi mắng và lời dạy của đức Phật


Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo… sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh , họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
– Cù-đàm có điếc không?

– Ta không điếc.

– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
– Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
– Quà ấy về tôi chứ ai.
– Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
* Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta , những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui.

Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.
Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết hóa giải, không thọ nhận, đó là tu. Không phải tu là cầu an suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lí do bất như ý bên ngoài. Đó là tu chưa tiến.
Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ, không phải người trí.

KInh Dịch


Ông hàng xóm cầm ipad đi qua.
- Bác sỹ học rộng hiểu nhiều, nói tui nghe thử coi, người cực đoan là kiểu người làm sao?
- Anh đang lướt web?
- Dạ, tui vừa bị đứa nào hổng biết... Nó thẩy cho tui cái còm-men: Thằng cha cực đoan... Giận muốn cành hông!
.
Bác sỹ mời ông hàng xóm ngồi uống trà.
- Tôi nói theo Kinh Dịch, anh nghe chơi.
- Dạ, bác sỹ cứ nói. Tui nghe chơi.
.
Cầm quyển Kinh Dịch của học giả Nguyễn Hiến Lê, bác sỹ nhấp giọng.
- Có sáu kiểu người cực đoan, theo quyển sách này.
.
Ông hàng xóm quẩy chéo chân, hỏi:
- Thứ nhứt? - Là người luôn cho rằng, kẻ khác sai.
- Thứ hai? - Là người luôn nói rằng, mình đúng.
- Thứ ba? - Là người luôn cho rằng, mình đứng giữa.
- Thứ tư? - Là người luôn cho rằng, mình không thuộc bên nào.
- Thứ năm? - Là người luôn cho rằng, chỉ có phá phách là cách thức duy nhất.
- Thứ sáu? - Là người luôn cho rằng, chỉ có giết là cách thức hoàn hảo nhất.
.
Ông hàng xóm hào hứng.
- Sách này coi bộ hay a! Bác sỹ cho tui mượn đi... Trang nào ghi mấy chữ bác sỹ nói vậy?
- Đâu có chỗ nào ghi.
- Chớ bác sỹ đọc nó từ đâu?
- Từ quyển sách này.
- Nhưng nó ở đâu? Mấy câu bác sỹ nói đó?
- À.... Tôi nói theo cách luận của Kinh Dịch.


Friday, March 20, 2015

CHUYỆN 2 NGƯỜI QUÉT RÁC


“Thay vì xả rác xuống đường hoặc nơi công cộng
thì nên xả bớt rác trong tâm hồn mình.”

                Vào sáng Chủ  Nhật, có thể là do ngày nghỉ rảnh rỗi, một người đàn ông trung niên lúi húi quét dọn trước cửa nhà. Ông cầm chiếc chổi và đồ hốt rác quét sạch vỉa hè rồi quét dọc theo lề đường, cẩn thận gom tất cả đám cát, bao ny-lông, mẩu thuốc lá, ly giấy, lá khô và đủ thứ rác rưởi của xã hội văn minh vào thùng, đậy nắp cận thận, đặt ngay ngắn xuống lòng đường, để ngày mai xe rác của thành phố lấy đi. Hình như ông là người duy nhất ở khu phố này cầm chổi quét lòng đường và vỉa hè. Thói thường đều cho rằng chuyện đường phố sạch dơ để thành phố lo. Hơi đâu “bao đồng” chuyện nhà nước? Thế nhưng cứ mỗi lần qua khu Japan Town, ông lại cảm phục người Nhật về tinh thần tự trọng và yêu mến thành phố của họ. Lúc nào ông cũng thấy những ông, bà Nhật lúi húi quét dọn vỉa hè và lòng đường. Chính vì thế mà cả khu Japan Town lúc nào cũng sạch trơn. Chỉ cần bước qua ranh giới của Japan Town là một hình ảnh thật tương phản. Sự sạch sẽ, khang trang chỉ cách nhau một sợi chỉ. Có lần ông dừng xe lại hỏi thăm thì được các ông bà Nhật nói:           “Chúng tôi quan niệm rằng đường phố thuộc về người dân, không hoàn toàn thuộc về chính phủ. Do đó giữ gìn đường phố sạch sẽ cũng là trách nhiệm của người dân. Đồng ý là chúng tôi có đóng thuế để thành phố lo chuyện vệ sinh nhưng giờ đây thành phố có quá nhiều việc phải lo hoặc lo không xuể. Chúng tôi không ngồi đó than trời trách đất. Nếu muốn sở rác phục vụ tốt hơn thì chúng tôi lại phải đóng thêm thuế. Thôi thì chúng tôi chia xẻ trách nhiệm với nhà nước mà cũng là để giữ gìn đường phố của chính mình. Chẳng mất mát gì cả. Tới một thành phố khang trang sạch sẽ người ta cảm phục cả đất nước lẫn con người ở đó. Chúng tôi yêu khu phố của chúng tôi và cũng muốn khách vãng lai yêu mến nó.”
                          alt
          Chính vì cảm phục người Nhật mà tuần nào ông cũng làm công việc này mà chẳng than phiền chi cả. Khi nhận thấy vỉa hè và lòng đường đã khá sạch, ông toan thu dọn để bước vào nhà thì một thanh niên từ xa bước tới, miệng phì phèo điếu thuốc. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc và đi đứng người ta có thể nhận ra đây là một chàng thanh niên ngang tàng. Khi tới chỗ ông đang đứng, người thanh niên rít hơi cuối cùng rồi coi như không có ai, thản nhiên quăng mẩu thuốc lá xuống đường. Nhìn mẩu thuốc là nằm tênh hênh trên mặt vỉa hè sạch trơn, dường như nó có vẻ “phá hoại” và trêu ngươi, cho nên người đàn ông tức giận, lớn tiếng gọi người thanh niên:
               - Này, yêu cầu quay lại nhặt tàn thuốc lá lên nghe!
            Người thanh niên đã đi cách xa ông khoảng năm, sáu bước, nghe gọi thế quay đầu lại nhìn với vẻ hết sức ngạc nhiên. Anh ta ngạc nhiên vì có thể cả trăm lần quăng mẩu thuốc lá như thế này mà chẳng ai phản ứng gì, nay có một “gã điên” làm chuyện không giống ai. Anh ta quay lại, sẵng giọng hỏi:
          -Ông nói gì?
          - Yêu cầu cậu nhặt mẩu thuốc lá lên!

      Mặt chàng thanh niên đỏ gay:
          - Bộ đường phố này của ông hả?

      Người đàn ông trả lời ngay:
          - Không phải của tôi nhưng tôi tôi quét dọn sạch sẽ. Người tự trọng không bao giờ xả rác bừa bãi.  Cậu hiểu điều đó không? Tôi yêu cầu cậu nhặt lên!

     Tự ái bị tổn thương, người thanh niên không cần phân biệt đúng-sai, nói như gây sự:
          - Không nhặt thì sao?

            Sự lớn tiếng qua lại giữa hai bên làm người trong nhà chạy ra, người qua lại trên hè phố tò mò đứng lại. Cuối cùng tất cả đều thấy đây không phải chuyện đại sự cho nên xúm vào can gián. Cuối cùng người thanh niên hậm hực bỏ đi còn người đàn ông đứng phân bua một hồi rồi bực bội bước vào nhà.

***
            Ba ngày sau, tại một khu phố khác cách đó khoảng năm, sáu con đường người ta thấy một vị sư đang quét rác tại cổng một ngôi chùa. Hôm nay là Thứ Hai chùa vắng, Phật tử đi làm hết, sau hai ngày cuối tuần bận rộn với sinh hoạt và lễ lạc, rác đã thấy lai rai trên sân. Ngoài ra, còn lá trên cây rụng xuống cho nên thầy trụ trì ra công quét dọn, vừa vận động vừa làm sạch trong ngoài. Đối với người xuất gia, quét rác cũng là “công phu”. Sau khi cổng chùa đã sạch sẽ, sư toan đẩy thùng rác trở vào thì một chàng thanh niên tà tà bước tới. Đây chính là anh chàng đã gây sự với người đàn ông quét rác ba ngày trước. Khi đi tới cổng chùa, có thể do vô tình, do quán tính, cố tật, hoặc đãng trí, sau khi mở bao thuốc lá, chàng ta rút ra một điếu, châm lửa. Thấy bao thuốc đã hết, chàng ta quăng cả chiếc bao trống không dưới chân bức tường cạnh cổng chùa rồi thản nhiên bước đi. Thế nhưng khi bước đi khoảng năm, sáu thước, có thể do nhớ lại cuộc “đụng độ” với người đàn ông trước đây, chàng ta quay đầu lại xem sự thể như thế nào. Trái với phỏng đoán của mình, vị sư bình thản bước tới chân bức tường, cúi xuống nhặt bao thuốc lá lên, quay lại thùng rác, mở một bao rác nhỏ, bỏ bao thuốc lá trống vào bên trong, cột trở lại, bỏ vào thùng rác rồi lặng lẽ đẩy thùng rác vào bên trong sân chùa, không hề quay nhìn chàng thanh niên …đang ngạc nhiên đứng đó.
***
            Ngày hôm sau, chàng thanh niên tới thăm vị sư. Sau khi giới thiệu mình chính là người xả rác trước cổng chùa. Chàng ta kể lại chuyện “đụng độ” với người đàn ông rồi hỏi:           - Thưa thầy, tại sao cùng một chuyện mà thầy lại có lối cư xử nhẹ nhàng hơn người đàn ông kia?
     Sư hiền từ đáp:
          - Người đàn ông đó là một công dân tốt. Một công dân tốt do làm tròn bổn phận của mình cho nên thường thẳng thắn nói lên cái sai của người khác để cùng nhau sửa chữa trong tinh thần ôn hòa. Tuy nhiên cách hành xử giữa một người thường và một người xuất gia có khác nhau. Người xuất gia không nói về cái lỗi của kẻ khác mà kham nhẫn để kẻ phạm lỗi giác ngộ mà tu sửa. Hai lối hành xử đó không cái nào hơn cái nào, “vạn pháp đều bình đẳng”, chỉ tùy duyên ứng xử mà thôi. Một căn nhà, một ngôi chùa, một khu phố hoặc nơi làm việc cần phải sạch sẽ. Sự sạch sẽ làm trang nghiêm cuộc sống và thế giới. Ngay đầu óc chúng ta cũng cần sạch sẽ. Muốn sạch sẽ thì phải quét rác. Một chiếc máy điện tử muốn tốt cũng phải “đổ rác”. Đầu óc con người muốn thanh tịnh, sạch sẽ cũng phải “đổ rác”- đổ bớt rác rưởi của tâm hồn. Những ý nghĩ bất tịnh, tương tranh, thù hận, đố kỵ, tị hiềm, những tư tưởng loại trừ, kỳ thị, ghét bỏ đều là rác rưởi của tâm hồn. “Quét rác” và “đổ rác” là việc làm thường xuyên của người nào muốn tâm hồn thanh tịnh. Từ thanh tịnh mà có thanh thản. Vì thanh thản cho nên không động tâm. Vì tâm không động cho nên ít gây đổ vỡ.


            ***
            Ba ngày sau, chàng thanh niên tìm tới nhà người đàn ông, nói lời xin lỗi. Chàng học được một bài học nơi sư, Thay vì xả rác xuống đường hoặc nơi công cộng thì nên xả bớt rác trong tâm hồn mình.”

Saturday, August 16, 2014

CHUYẾN TÀU CUỘC ĐỜI



                     Namo Sakya Muni Buddha
                                           
Cuc đi ging như mt chuyến du hành trên xe la: người này lên tàu người kia xung ga, có nhng tai nn, có nhng chuyn ngc nhiên nhng trm này,  ri chuyn bun tt bc nhng trm khác.

Lúc ta chào đ
i cũng như khi ta bước lên xe la, ta gp nhng người, ta đã tưởng rng h s li vi ta sut chuyến đi: đó là cha m ta! Tht không may, s tht li khác hn. Song thân đã xung mt ga n, b mc chúng ta thiếu tình yêu thương và s trìu mến, thiếu tình âu yếm và s đng hành ca các đng sinh thành.

Dù sao, l
i có nhng người khác lên tàu, h tr nên rt quan trng đi vi chúng ta: Đó là anh ch em ta, các bn bè và nhng người tuyt vi mà ta thương yêu. Có nhng người xem cuc hành trình như mt bui do chơi. Có nhng người khác li ch thy bun ru trong sut chuyến đi. Có nhng người luôn luôn hin din và sn sàng giúp đ nhng ai cn. Có nhng người, khi xung tàu, đã đ li mt ni nhung nh trin miên… Có nhng người va lên đã xung ngay, chúng ta ch va kp thy h thôi… Chúng ta ng ngàng vì mt vài hành khách mà chúng ta yêu mến li ngi mt toa khác, b mc chúng ta trong hành trình đơn đc. Dĩ nhiên, không ai có th cm cn chúng ta đi tìm h khp nơi trên xe la. Đôi khi, tht không may, chúng ta không th ngi bên h bi vì ch đã có người. Không can chi… hành trình là như thế: đy thách đ, lm gic mơ, nhiu hy vng… vi nhng ln t bit mà không biết bao gi tr li.

Hãy c
gng thc hin chuyến đi cho tt đp. Hãy c gng hiu nhng người ngi bên mình và tìm ra điu tt nht nơi mi người.

Hãy nh rng vào mi khonh khc ca chuyến đi, mt người đng hành nào đó có th chao đo và cn được chúng ta thông cm. Chúng ta cũng thế, chúng ta có th chao đo và s luôn có ai đó có th hiu chúng ta. Mu nhim ln lao ca cuc hành trình là ta không biết được khi nào ta s xung tàu mãi mãi. Chúng ta cũng chng biết được khi nào các bn đng hành chúng ta cũng xung tàu như vy. Ngay c người ngi ngay bên cnh chúng ta cũng thế. Tôi nghĩ là tôi s bun khi ri con tàu... Chc chn như vy! Chia tay vi tt c bn bè đã gp trên chuyến tàu s đau đn đy; đ li nhng người thân yêu trong cô đơn thì tht là bun. Nhưng tôi chc chn rng mt ngày nào đó tôi s đến ga trung tâm và tôi li được thy h đu đến vi mt hành trang h không h có khi bước lên tàu. Ngược li, tôi s sung sướng vì được góp phn làm cho hành trang ca h tăng thêm và phong phú hơn.

Các b
n mến! Tt c chúng ta, hãy c gng thc hin mt cuc hành trình đp và hãy đ li nhng k nim đp v chúng ta khi chúng ta xung tàu. Vi nhng ai đang cùng tôi du hành trên chuyến xe la cuc đi này.

Xin cu chúc quý v Thượng L Bình An!


 Mời xem Chuyến Tàu Hoàng Hôn NKT

  Đóa Hoa Vô Thường / Lara Fabian - Je T'aime

Friday, August 1, 2014

Chuyện dễ nhưng lại khó !!!???

Chuyện về loài chim ó:
Nếu đặt một con chim ó vào trong một chiếc lồng, với kích thước khoảng 2m x 2,5m, nhưng hoàn không có nóc, tức là phần trên được mở toang; con chim này sẽ vẫn hoàn toàn là một... tù nhân trong lồng đó.
Lý do: con chim ó luôn bắt đầu bay “chạy đà” khoảng 3- 4m đầu tiên. Không có quãng đường để chạy, theo thói quen, chim ó không thể bay lên, và sẽ chấp nhận bị cầm tù suốt đời, trong một “nhà giam” nhỏ không có mái!

Câu chuyện con dơi:
Một con dơi thường bay ra ngoài kiếm ăn vào buổi tối. Nó là một sinh vật nhanh nhẹn, linh lợi và bay chính xác.
Tuy nhiên, nó không thể cất cánh mà lại thả người rớt xuống rồi mới bay. Nếu nó được đặt trên sàn hoặc một mặt phẳng, thì nó chỉ có thể lê bước loanh quanh một cách vô vọng, và, tất nhiên vô dụng, không thể bay đi.
Cho đến khi nó được rớt từ một độ cao nhỏ thôi là có thể tung mình bay vào không trung.

Câu chuyện về con ong nghệ:
Con ong nghệ, nếu bị thả vào một cái ly lớn không đậy nắp, cũng sẽ ở trong ly đó cho đến chết.
Nó không bao giờ nhìn thấy đường thoát ở phía trên, mà chỉ cố gắng tìm cách nào đó thoát ra qua các mặt ngang bên, hoặc qua... đáy ly.

Và câu chuyện về con người...

Trong rất nhiều trường hợp, con người cũng giống như con chim ó, con dơi và con ong nghệ ở trên.
 Vật lộn với tất cả các vấn đề rắc rối của mình, mà không bao giờ nhận ra rằng rất có thể có một giải pháp ở rất gần, trước mắt, vì từ lâu, con người đã thường tự giam mình trong những cái lồng của thói quen, sự cố chấp, sự ích kỷ, tham lam... và sự lệ thuộc vào người khác

Saturday, April 26, 2014

Hãy để tâm yên tĩnh

Hôm ấy đạo sư có việc ở làng quê hẻo lánh và đưa đệ tử đi theo. Cả hai đều cuốc bộ. Dọc đường, đạo sư bảo đệ tử tạm nghỉ chân dưới một tàn cây xanh um, như cái dù lớn che nắng trưa chói chang. Cách đó xa xa là một dòng suối nhỏ chắn ngang. Đạo sư bảo : “ Thầy khát. Nhờ con lấy dùm thầy chút nước. “

Đệ tử mau mắn xách vò, thoăn thoắt bước tới con suối. Đến nơi, anh tần ngần nhìn dòng nước, rồi nhìn sang bên bờ kia. Bắt gặp một đàn bò còn ướt lông, hiểu ra cớ sự, anh quay lại gặp sư phụ, bộc bạch : “Thưa thầy, người ta mới vừa dắt bò qua suối. Nước bị quậy lên đục ngầu nên con không dám…”

Đạo sư ôn tồn : “ Được con. Vậy mình chờ một chút”.

Khoảng mười lăm phút sau, đạo sư bảo : “Lấy nước đi con!”

Đệ tử sốt sắng xách vò trở lại bờ suối. Anh thấy nước bớt đục hơn, nhưng vẫn chưa thể dùng được. Lập tức quay về chỗ sư phụ, anh áy náy nói :
“Thưa thầy, cũng chưa uống được đâu ạ.”

Đạo sư mỉm cười : “Không sao, con. Mình chờ thêm một chút nữa.”

Rồi ngài xếp bằng, hai bàn tay để lên lòng, sửa dáng cho thẳng lưng, lim dim đôi mắt, yên lặng dưỡng thân dưới bóng râm của tàn cây.

Khoảng nửa giờ sau, đệ tử ấy trở lại bờ suối. Bây giờ nước đã trong veo, có thể nhìn thấu lớp sỏi dưới đáy. Anh rón rén bước xuống để khỏi khấy động, và cố lựa chỗ tốt nhất để múc đầy vò nước mát mang về dâng thầy.

Đạo sư đón lấy cái vò, nhìn vào rồi bảo “Con xem. Làm thế nào con có được chỗ nước trong trẻo, mát ngọt này. Thật ra con chẳng làm gì cả. Con chỉ cần kiên nhẫn đợi cho cặn cáu có đủ thời gian để nó tự lắng xuống. Tâm con cũng thế. Khi tâm con nổi sóng, điên đảo, con đừng toan tính cách này cách kia để cố dẹp yên nó. Con hãy cho nó đủ thời gian để nó tự lắng xuống. Nên khi con giận ai, con đừng thèm nghĩ tới họ nữa, đừng ráng tranh cãi hơn thua. Con hãy hướng tư tưởng con sang việc khác. Tốt nhất là con làm thinh, giả mù, giả điếc và kiếm một chỗ mà ngồi thở đều đặn, nhẹ nhàng. Con chỉ tập trung vào hơi thở mà thôi.”

Đệ tử đáp: “Thưa thầy, nhưng thường đang lúc tâm trạng bất bình thì con lại không nhớ được cách để thoát ra !”

Đạo sư gật đầu : “Phải đó con. Thế nên chỉ sau khi phạm sai lầm xong rồi thì mình mới biết là mình sai lầm. Nhưng như thế vẫn còn khá hơn là không nhận ra sai lầm mình vừa mắc phải. Mỗi một trạng huống trong đời tu của con là một bài thi khảo sát trình độ tiến hóa tâm linh của con. Nhưng khi con ở vào trạng huống đó, thì con không hề nhớ là mình đang được thi, đang được thử thách. Đến khi kịp nhớ ra thì con đã thua mất rồi, thi rớt rồi !”

Thursday, March 13, 2014

Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ

 Thiếu Úy Nguyễn Thanh Hải Đoàn Công Tác 75/NKT
 
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo:
-Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt vậy?
 
 
Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
- Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác. Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.
Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền nói:
-Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!
Thầy trả lời:
-Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con.
Tôi nói:
-Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình.
Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
- Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.
-Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
- Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
- Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.
Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
- Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”
- Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.
-Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”
- Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng: “Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
-Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.”
-Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong Thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.
-Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.
Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ?
Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong con!

Friday, November 1, 2013

TÙY DUYÊN

 Mọi việc trên đời này đều tùy duyên.
Việc gì đến - đúng lúc - đúng ngày giờ - đủ duyên - nó sẽ đến.
 Tu tâm sẽ đưa con người đến chỗ ngộ đạo (giác ngộ). Khi đạt giác ngộ, con người sẽ giải thoát phiền não khổ đau và được an lạc hạnh phúc. Đạt được bao nhiêu giác ngộ, con người sẽ giảm nhẹ bấy nhiêu phiền não khổ đau. Cũng như mây đen tan biến bao nhiêu, mặt trời tỏ rạng bấy nhiêu.
Mây đen ví dụ cho phiền não. Mặt trời ví dụ cho trí tuệ sẵn có của con người. Con người ai ai cũng có trí tuệ, nhưng do phiền não che lấp, con người trôi lăn trong tâm tham sân si không nhận ra trí tuệ của mình mà thôi. Khi con người bớt phiền não, thì trí tuệ sẽ sáng ra. Điều này không do cầu nguyện mà được.
Làm sao biết mình giác ngộ (ngộ đạo) hay chưa?
Khi ngộ đạo, con người sẽ bật khóc vì xúc động, tâm tư bàng hoàng, không ngờ đạo ở ngay trước mắt, ở ngay trước mặt, tự bấy lâu nay, mà mình không hay, không biết, không nhận ra đó thôi. Đồng thời con người sẽ cảm thấy hoan hỷ, như chưa từng hoan hỷ.
Trái cây (quả) đủ ngày tháng thì sẽ chín tới, không thể sớm hơn hay muộn hơn. Gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Đó là cách tu nhân tích phước, tích đức, để chuyển hóa cuộc sống của mọi người.
Thí dụ: Hôm nay, phát tâm ấn tống kinh sách để truyền bá chánh pháp, giúp người khai ngộ, thì chính mình là người được khai ngộ trước tiên. Quả báo phước lành đến ngay khi phát tâm, tuy chưa kịp hành động gì cả. Con người nên hiểu rõ đâu là chân lý, đâu là chánh pháp, để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày

Wednesday, October 23, 2013

Dấu Chấm Đen Trên Tờ Giấy Trắng




Dấu chấm đen trên tờ giấy trắng 
....Tôi lớn lên như bao chàng trai khác, vẫn hỷ nộ ái ố cuộc đời; biết yêu, biết ghét, biết giận, nhưng chưa bao giờ tôi biết tha thứ cho lỗi lầm của ai và … tôi nhìn cuộc đời, nhìn mọi người bằng lăng kính của riêng mình ! Tôi có cái nhìn rất tinh tế nên tôi dễ nhận ra những điểm không tốt của người đối diện mình và cũng chính vì thế khiến tôi không có bạn nhiều.
Tôi quý mến tất cả, nhưng tôi không tha thứ cho ai dù vô tình hay cố ý chơi không đẹp với mình, và tôi sẽ tìm cách đối xử lại như chính họ đã làm với tôi …. Có thể như thế mà tôi trở thành người khó tánh nhất xóm.
Và một ngày…. Mọi suy nghĩ của tôi thay đổi hết khi một vị Sư về trú tại chùa.
Xóm tôi có một ngôi chùa nhỏ nằm chơi vơi giữa đồng. Ngôi chùa nền đất vách lá ngày ngày chỉ có một vị sư già trông coi. Ngoài việc làm đồng áng, trông coi mảnh vườn và sau những giờ học tôi rất thích đến ngôi chùa này. Giữa không gian yên tỉnh, tiếng chuông, tiếng mõ, hòa cùng tiếng tụng kinh của Sư âm vọng giữa không gian tĩnh mịch, khiến lòng tôi yên bình lắm.

Một hôm có một vị sư trẻ về trú tại chùa. Vị sư trẻ có một đôi mắt sáng, sáng đến nỗi bạn có thể soi đường trong bóng đêm và thầy có một nụ cười rất hiền, nụ cười chứa đựng niềm hạnh phúc vô biên.  
 Tôi thích nói chuyện với thầy, vì ở Thầy tôi không tìm thấy được điểm xấu nào. Như hiểu được mọi suy nghĩ trong đầu tôi, một hôm sau buổi tan trường tôi không về nhà mà chạy thẳng vào chùa để được tụng kinh cùng Thầy khi Thầy cúng chiều. Tôi yên lặng lắng nghe từng lời Thầy tụng vì thầy có một giọng tụng rất hay như cuốn hút lòng người vào từng lời kinh, lời chú nguyện của thầy khi thầy cúng thí thực.   
Sau thời kinh, khi mà thầy đã yên vị tọa cụ, Thầy nắm tay tôi dẫn ra sau vườn ngồi vào chiếc bàn gỗ. Thầy rót cho tôi một tách trà nhạt, rồi Thầy hỏi tôi:
- Con có nhiều bạn không, sao trẻ em trong xóm thì nhiều mà chỉ mình con vào chùa, mấy em đó đâu sao không đi cùng con? 
- Dạ không, con không có bạn nhiều vì họ ai cũng xấu ! 
- Sao con nghĩ vậy ? Thầy hỏi với vẻ ngạc nhiên 
- Vì họ chửi thề, họ hổn hào, họ lười học, họ lười suy nghĩ.  
 Thầy xoa đầu tôi cười rồi nói: 
- Để Thầy chỉ cho con điều này .
Rồi Thầy lấy ra một tờ giấy trắng, giấy trắng học trò, Thầy dùng bút lông nhỏ lên tờ giấy một chấm đen thật đen; Thầy giơ tờ giấy lên và hỏi: 
- Con có thấy gì không? 
Tôi nhanh miệng đáp mà không cần suy nghĩ: 
- Dạ bạch Thầy một chấm đen ạ. 
Thầy cười hỏi lại: Con nhìn rõ chưa nè? 
Dạ con nhìn thật rõ rồi, bạch Thầy - Tôi khẳng định lại 
Thầy cười tươi, nụ cười hiền hòa như chứa đựng cả tam thiên niềm an lạc vô biên: 
Sao con chỉ nhìn thấy chấm đen nhỏ trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy tờ giấy lớn trắng tinh thầy đang cầm?
 
Tôi lặng im không nói được lời nào.  
 
Thầy tiếp: Con người cũng vậy, không ai là hoàn thiện, cho nên Đức Phật mới thị hiện cõi đời này để giúp chúng sanh hoàn thiện tâm mình, giúp chúng sanh thánh thiện hơn, đạt được phật tánh (ngộ nhập Phật tri kiến) vì thể tánh chúng sanh và Phật không khác, chúng sanh cũng sẽ là những vị Phật của tương lai (ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành). Nếu con chỉ chầm chầm nhìn vào cái xấu của họ, con sẽ bỏ lỡ nhiều điểm tốt của họ, cũng như con chỉ nhìn thấy chấm đen trên tờ giấy trắng mà không nhìn thấy được tờ giấy trắng có chứa chấm đen nhỏ! Nếu con nhìn thấy điểm tốt của họ, con sẽ thấy ai cũng đáng yêu, ai cũng đáng kính cả, đó là tâm Phật trong mỗi con người luôn hiện hữu.
Niềm an lạc, sự yêu mến không phải người khác ban phát cho con mà chính con phải tạo ra nó...

Monday, October 14, 2013

30 điều không nên tiếp tục làm với bản thân

“Không ai có thể quay ngược lại thời gian để bắt đầu lại từ đầu, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu từ ngày hôm nay và tạo ra một kết thúc mới”.
30 điều không nên tiếp tục làm với bản thân
1. Đừng mất thời gian với những đối tượng sai lầm
Cuộc sống quá ngắn ngủi, bạn không nên dành thời gian với những người chỉ biết hút cạn nguồn hạnh phúc của mình. Nếu ai đó muốn bạn có mặt trong cuộc sống của họ, họ sẽ tự dành ra chỗ cho bạn. Bạn không phải đấu tranh để giành giật lấy một vị trí nào cả. Đừng bao giờ ép mình vào mối quan hệ với những người coi thường giá trị của bạn. Và hãy nhớ, những người bạn thật sự của bạn không phải là những người ở bên cạnh bạn khi bạn thành công, mà là những người ở bên cạnh bạn khi bạn gặp khó khăn.
2. Đừng chạy trốn các rắc rối của mình
30 điều không nên tiếp tục làm với bản thân
Hãy đối diện với chúng. Đây không phải là việc dễ dàng. Không ai có khả năng xử lý hoàn hảo mọi vấn đề họ gặp phải. Chúng ta cũngkhông thể ngay lập tức mà giải quyết trọn vẹn một khó khăn. Chúng ta không sinh ra để làm như vậy. Trên thực tế, chúng ta sinh ra để thất vọng, buồn chán, đau khổ, và vấp ngã. Bởi vì đó là toàn bộ mục đích của cuộc sống – đối mặt với vấn đề, học hỏi, thích nghi, và xử lý chúng. Chính điều này đã rèn luyện chúng ta trở thành con người như chúng ta hiện nay.

3. Đừng nói dối bản thân mình
Bạn có thể nói dối người khác, nhưng bạn không thể nói dối chính bản thân mình. Cuộc sống của chúng ta chỉ tiến bộ khi chúng ta nắm bắt các cơ hội; và cơ hội đầu tiên và cũng là khó khăn nhất mà chúng ta có thể nắm bắt lấy là trung thực với chính mình.

4. Đừng gác lại các nhu cầu của bản thân
Điều đau đớn nhất là vì yêu người khác quá mà đánh mất bản thân mình, và quên mất rằng mình cũng là người đặc biệt. Vâng, hãy giúp đỡ người khác; nhưng bạn cũng phải giúp đỡ chính mình nữa chứ. Nếu có giây phút nào dành cho bạn để bạn theo đuổi đam mê và làm điều gì đó quan trọng với mình, thì giây phút đó chính là ngay lúc này đây.

5. Đừng cố gắng làm người khác
30 điều không nên tiếp tục làm với bản thân
Một trong những thách thức lớn nhất trong cuộc sống là làm chính mình trong một thế giới cứ chực biến bạn thành người giống như mọi người khác. Lúc nào cũng sẽ có người xinh đẹp hơn bạn, thông minh hơn bạn, trẻ trung hơn bạn, nhưng họ sẽ không bao giờ là bạn cả. Đừng thay đổi để mong người khác thích mình. Hãy là chính mình, và sẽ có người yêu con người thật của bạn.

6. Đừng bận tâm với quá khứ
Bạn không thể bắt đầu một chương mới trong cuộc đời nếu cứ đọc đi đọc lại chương cũ.

7. Đừng sợ mắc sai lầm
Làm việc gì đó rồi mắc sai lầm còn hiệu quả gấp 10 lần so với không làm gì cả. Mỗi thành công đều có một vệt dài những thất bại đằng sau nó, và mỗi thất bại đều dẫn đường tới thành công. Suy cho cùng, bạn sẽ hối hận về những điều mình KHÔNG làm nhiều hơn là về những điều mình đã làm.

8. Đừng trách móc bản thân vì những sai lầm đã qua
Có thể chúng ta yêu nhầm người và đau khổ về những điều không xứng đáng, nhưng dù mọi việc có tồi tệ tới mức nào, thì cũng có một điều chắc chắn: sai lầm giúp chúng ta tìm được đúng người, đúng thứ phù hợp với chúng ta. Chúng ta ai cũng có lúc mắc sai lầm, ai cũng có khó khăn, và thậm chí tiếc nuối về những việc trong quá khứ. Nhưng bạn không phải là sai lầm của mình, bạn không phải là khó khăn của mình, và ngay lúc này đây, bạn có trong tay sức mạnh để xây dựng nên hiện tại và tương lai của chính mình. Mỗi một điều từng xảy ra trong cuộc sống của bạn đều góp phần chuẩn bị cho bạn đón nhận một khoảnh khắc mới chưa đến.

9. Đừng cố công mua hạnh phúc
Nhiều thứ chúng ta mong mỏi có được có giá đắt. Nhưng sự thật là, những gì thực sự khiến chúng ta hài lòng lại hoàn toàn miễn phí – đó là tình yêu, là tiếng cười, và là những giây phút miệt mài theo đuổi đam mê của mình.

10. Đừng tìm kiếm hạnh phúc ở người khác
Nếu bạn không cảm thấy hạnh phúc với chính con người bên trong của mình, thì bạn sẽ chẳng thể nào có được hạnh phúc lâu dài với bất kỳ người nào khác. Bạn phải tạo ra sự ổn định trong cuộc sống của mình trước rồi mới nghĩ tới chuyện chia sẻ cuộc sống đó với người khác được.

11. Đừng lười nhác
30 điều không nên tiếp tục làm với bản thân
Đừng nghĩ ngợi quá nhiều, bởi có thể bạn sẽ tạo ra một rắc rối không đáng có. Hãy đánh giá tình hình và đưa ra hành động dứt khoát. Bạn không thể thay đổi điều mà mình không muốn đối mặt. Tiến bộ bao hàm rủi ro. Chấm hết! Bạn không thể đứng một chỗ mà hy vọng mình sẽ tới được đích.

12. Đừng nghĩ rằng mình chưa sẵn sàng
Khi một cơ hội xuất hiện, không có ai cảm thấy mình đã sẵn sàng 100% để đón nhận nó. Bởi vì phần lớn những cơ hội lớn lao trong cuộc đời đều đòi hỏi chúng ta phải phát triển vượt quá “vùng thoải mái” của mình – điều này có nghĩa là ban đầu, chúng ta sẽ không cảm thấy hoàn toàn thoải mái.

13. Đừng tham gia vào các mối quan hệ vì những lý do sai lầm
Cần phải lựa chọn các mối quan hệ một cách khôn ngoan. Ở một mình còn tốt hơn là giao tiếp với người xấu. Bạn không cần phải vội vàng. Điều gì phải đến, sẽ đến – và nó sẽ đến đúng lúc, với đúng người, và vì lý do tốt đẹp nhất. Hãy yêu khi bạn đã sẵn sàng, chứ đừng yêu khi bạn cảm thấy cô đơn.

14. Đừng từ chối những mối quan hệ mới chỉ bởi vì các mối quan hệ cũ không đem lại kết quả tốt đẹp
Trong cuộc sống, rồi bạn sẽ nhận ra rằng mỗi người bạn gặp đều có ý nghĩa riêng cho bản thân bạn. Một số người sẽ thử thách bạn, một số người sẽ lợi dụng bạn, và một số khác sẽ dạy dỗ bạn. Nhưng điều quan trọng nhất là, một số người sẽ giúp bạn thể hiện được khía cạnh tốt đẹp nhất của mình.

15. Đừng cố cạnh tranh với tất cả mọi người
Đừng lo lắng khi thấy người khác giỏi hơn mình. Hãy tập trung vào việc “phá kỷ lục” của chính mình mỗi ngày. Thành công chỉ là một cuộc chiến giữa BẠN và BẢN THÂN BẠN mà thôi.
16. Đừng ghen tị với người khác

Ghen tị là hành động đếm các “điểm cộng” của người khác thay vì đếm các “điểm cộng” của mình. Hãy tự hỏi bản thân mình câu này: “Mình có điểm gì mà ai cũng mong có?”

17. Đừng than vãn và tự thương hại bản thân
Các khó khăn xuất hiện trong cuộc sốngđều có lý do riêng của chúng – nhằm hướng bạn theo một cung đường phù hợp cho bạn. Có thể khi khó khăn xuất hiện, bạn sẽ không nhận thấy hay không hiểu được điều đó, và có thể đó là một trải nghiệm khó khăn. 
Nhưng bạn hãy thử nghĩ về những khó khăn mình đã trải qua trong quá khứ mà xem. Bạn sẽ thấy rằng, cuối cùng, chúng đã hướng bạn tới một địa điểm tốt hơn, trở thành một con người tốt hơn, có tâm trạng hay hoàn cảnh tích cực hơn. Vì thế, hãy cười lên! Hãy cho mọi người thấy rằng bạn của ngày hômnay mạnh mẽ gấp nhiều lần so với bạn của ngày hôm qua – và bạn sẽ là như thế.
18. Đừng giữ mãi những hằn học
Đừng sống với niềm oán ghét trong tim. Bạn sẽ khiến mình đau khổ hơn so với những gì mà người mà bạn căm ghét có thể làm với bạn. Tha thứ không phải là nói: “Những gì anh đã làm với tôi là chấp nhận được”, mà là: “Tôi sẽ không để hạnh phúc của mình bị hủy hoại vĩnh viễn bởi những gì anh đã làm với tôi”. Tha thứ là câu trả lời… hãy buông ra đi, hãy tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn, hãy giải phóng bản thân bạn! Và hãy nhớ, tha thứ không chỉ vì người khác, mà còn vì chính bạn nữa đấy. Hãy tha thứ cho bản thân mình, hãy tiếp tục cuộc sống, và cố gắng làm tốt hơn trong tương lai.

19. Đừng để người khác kéo bạn xuống vị trí ngang bằng với họ
Đừng hạ thấp các tiêu chuẩn của mình để thích nghi với những người không chịu nâng cao các tiêu chuẩn của họ.

20. Đừng lãng phí thời gian giải thích bản thân cho người khác
Bạn bè bạn sẽ không cần bạn phải giải thích gì cả, còn với kẻ thù, thì dù bạn cógiải thích bao nhiêu họ cũng chẳng tin đâu. Hãy cứ làm những gì mà thâm tâm bạn biết là đúng.

21. Đừng miệt mài làm đi làm lại một việc mà không có “khoảng ngừng”
Thời điểm phù hợp để bạn hít một hơi thật sâu là khi bạn không có thời gian cho việc đó. Nếu bạn tiếp tục làm những gì mình đang làm, thì bạn sẽ tiếp tục nhận được những gì mà bạn đang nhận được. Đôi khi bạn cần phải tạo ra cho mình một khoảng cách để có thể nhìn nhận sự việc một cách rõ ràng.

22. Đừng bỏ qua điều kỳ diệu của những khoảnh khắc nhỏ nhoi
30 điều không nên tiếp tục làm với bản thân
Hãy tận hưởng những điều nhỏ nhặt, bởi vì biết đâu một ngày nào đó, bạn sẽ ngoảnh nhìn lại để rồi nhận ra rằng chúng là những điều lớn lao. Phần tốt đẹp nhất trong cuộc sống của bạn sẽ là những khoảnh khắc nhỏ bé không tên khi bạn dành thời gian mỉm cười với ai đó quan trọng đối với bạn.

23. Đừng cố làm mọi thứ trở nên hoàn hảo
Thế giới thực không vinh danh những người cầu toàn; nó sẽ trao phần thưởng cho những người hoàn thành công việc.

24. Đừng đi theo con đường ít bị cản trở nhất
Cuộc sống không dễ dàng, nhất là khi bạn lên kế hoạch đạt được điều gì đó có giá trị. Đừng chọn con đường đi dễ dàng. Hãy làm điều gì đó phi thường.

25. Đừng hành động như thể mọi việc đều tốt đẹp trong khi thực tế không phải như vậy
Suy sụp một lát cũng không sao. Bạn không nhất thiết lúc nào cũng phải tỏ ra mạnh mẽ, và cũng không cần phải liên tục chứng minh rằng mọi việc đều diễn ra tốt đẹp. Bạn cũng không nên lo lắng về chuyện người khác đang nghĩ gì– hãy khóc nếu bạn cần khóc – điều đó cũng tốt cho sức khỏe của bạn mà. Càng khóc sớm, bạn càng sớm có khả năng mỉm cười trở lại.

26. Đừng đổ lỗi cho người khác về các rắc rối của bạn
Khả năng thực hiện được ước mơ của bạn tỉ lệ thuận với khả năng bạn tự nhận trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Khi trách cứ người khác vì nhữnggì bạn đang trải qua, nghĩa là bạn đang chối bỏ trách nhiệm – bạn đang trao cho người khác quyền kiểm soát phần cuộc sống đó của mình.

27. Đừng cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người
Đó là điều không thể xảy ra, và nếu bạn cứ cố công làm như vậy, bạn sẽ kiệt sứcmất thôi. Nhưng làm cho một người mỉm cười cũng có thể thay đổi cả thế giới. Có thể không phải là toàn bộ thế giới, mà chỉ là thế giới của riêng người đó thôi. Vì thế, hãy thu hẹp sự tập trung của mình lại.

28. Đừng lo lắng quá nhiều
30 điều không nên tiếp tục làm với bản thân
Lo lắng sẽ không giúp giải thoát các gánh nặng của ngày mai, nhưng nó sẽ tước bỏ đi niềm vui của ngày hôm nay. Một cách để bạn có thể kiểm tra xem cónên mất công suy nghĩ về điều gì đó hay không là tự đặt ra cho mình câu hỏi này: “Điều này có quan trọng gì nữa không trong một năm tiếp theo? Ba năm tiếp theo? Năm năm tiếp theo?”. Nếu câu trả lời là không, thì nó không đáng để bạn bận tâm đâu.

29. Đừng tập trung vào những gì bạn không mong muốn xảy ra
Hãy tập trung vào những gì bạn thực sự muốn xảy ra. Suy nghĩ tích cực là “tiền đồn” cho mọi thành công vĩ đại. Nếu mỗi sáng bạn thức dậy với tâm niệm rằng ngày hôm nay sẽ có điều tuyệt vời xảy ra trong cuộc sống của mình, và bạn để tâm chú ý, thì rồi thường là bạn sẽ nhận thấy rằng niềm tin của mình là đúng.

30. Đừng là người vô ơn
Dù bạn đang ở hoàn cảnh tốt đẹp hay tồi tệ, hãy thức dậy mỗi ngày với niềm biết ơn cuộc sống của mình. Ở nơi nào đó, người khác đang đấu tranh trong tuyệt vọng để giành giật lấy cuộc sống của họ. Thay vì nghĩ về những gì bạn không có, hãy nghĩ về những gì bạn đang có mà người khác không có.