Thursday, February 13, 2025

CHÚNG ĐÃ DÙNG THỦ ĐOẠN GÌ ĐỂ TẤM THƯỜNG HOÁ MỘT NHÀ SƯ MỜI MỌI NGƯỜI ĐỌC VÀ NGẪM. CHUYỆN MỘT NHÀ SƯ…

Omi no Mifune (722 – 785), văn sĩ Nhật Bản, người viết những câu chuyện sống động về Phật giáo, tăng sĩ của thời đại Nara mà ông sống và chứng kiến. Tác phẩm lớn nhất của ông có tên To Daiwajo Toseiden (Đường đại hòa thượng đông chính truyện) được coi như là những dữ liệu không chính thức để tham khảo về thời đầu của Phật giáo Nhật Bản. Bên cạnh đó ông còn có nhiều những ghi chép để lại, có dài, có ngắn, có những ghi chép bâng quơ giữa chợ nhưng tựu trung, mọi thứ luôn giống như những bài học sâu sắc cho người đời chiêm nghiệm.
Khởi đầu, Phật giáo xuất hiện ở Nhật Bản, không phải vị quan quyền, lãnh chúa nào cũng ưa thích, vì họ cảm thấy phải chia sẻ quyền lực với những người không tấc sắt và không màng danh lợi này.
Chuyện kể rằng có một ông sư đến cư trú ở bìa rừng, và sống ẩn khuất ở đó, sự khiêm nhã của ông được rất nhiều người dân kính trọng. Người dân cứ thay phiên nhau mỗi ngày đến cúng dường thức ăn trước chòi của ông, nhưng không bao giờ gặp mặt được, và cũng không bao giờ trò chuyện được với ông. Vị tu sĩ này luôn im lặng cảm ơn, cúi chào nhưng từ chối nối kết với đời thường.
Vì tu sĩ này là cái gai trong mắt của vị quan trong vùng, bởi một sự ghen tị và lo sợ không thể giải thích nổi. Hắn mưu tính chuyện làm sao để vị sư này đi khỏi vùng đất của hắn, hoặc không còn uy tín, để người dân phải rời xa.
Tay lang y vẫn được gọi hầu cận vị quan này hiến kế, nói là xin để hắn hành động.
Tay lang y đến chòi của vị sư và nài nỉ là muốn phát nguyện xem sức khỏe cho ngài theo lệnh quan. Miễn cưỡng chấp nhận, vị sư nói chỉ cho ba lần đến khám bệnh, đưa thuốc, nhằm ngừa trị một bệnh dịch nguy hiểm, mà tay lang y nói rằng đang lan rộng trong vùng.
Sự kiện tay lang y này được chấp nhận đến gặp và trò chuyện với vị sư, khiến trong làng đồn đãi và đột nhiên cũng ngưỡng mộ vị lang y. Trên đường đến chòi của vị sư, tay lang y bao giờ cũng cố để cho mọi người chú ý thấy mục đích của hắn. Chỉ cần một hai lần như vậy, tên tuổi của tay lang y đã lan rộng trong khắp dân chúng, như một người may mắn và cũng đạo hạnh.
Sao ba lần gặp, vị sư khép cửa chòi và từ chối không tiếp tay lang y nữa. Nhưng mục đích của hắn kể như đã hoàn thành.
Từ đó về sau - tay lang y cứ đi ra chợ và khi mọi người bu quanh, tò mò trong kính trọng hỏi về vị sư, cũng như về những lần gặp của hắn.
"Ngài trò chuyện điều gì với ông vậy?"
"Có ông ta chỉ quan tâm đến một thứ và thích thú hỏi về nó thôi"
"Là chuyện gì?"
"ông ta chỉ hỏi về chuyện trong nhà thổ và các cô gái trẻ ở đó thì như thế nào"
Đám đông im lặng và rời đi. Dần dần những câu chuyện như vậy lan rộng, và sự kính trọng đối với vị sư bắt đầu giảm dần. Người ta còn không tìm thấy những người đến cúng dường trước cửa chòi của vị sư nữa. Sự ghẻ lạnh xuất hiện không chỉ với vị sư, mà còn với bất kỳ dấu hiệu nào của Phật giáo ở trong vùng. Cộng thêm lớp tay sai của vị quan bắt đầu đi truyền tụng những câu chuyện đơm đặt xấu xa về đạo Phật và vị sư đó.
Về sau, không nghe nói vị sư đó sống chết hay rời đi như thế nào, vì không còn ai quan tâm nữa.
Chuyện chỉ được tiết lộ sự thật vào những ngày cuối đời của tay lang y, khi đang trong cơn bệnh ngặt nghèo, và y nghĩ rằng nghiệp báo của mình đã tới.
KHANH NGUYEN

13 comments:

  1. Cuộc Sống Mới
    B giúp đỡ đẩy con thuyền đưa Thầy ra giữa sông rồi tìm cách lánh xa than thở. Khi không được kiểm soát đoàn thì trở mặt sân hận cấm cản người tới giúp đỡ. Đưa ra các thuyết người phản bội tổ quốc, kẻ phản động, vùng đất diệt Thánh, phá hoại tăng đoàn..
    Thực ra Thầy và các sư là người đi tu vẫn phải chấp hành pháp luật của các nước và các sư chỉ cần người giúp đỡ giấy tờ không cần người bảo vệ. Việc lồng ghép chính trị vào người tu và dùng các lập luận, biện luận để kiểm soát và dẫn dắt là không phù hợp. Thầy như một miếng bánh béo bở mà kẻ nào cũng muốn chiếm hữu.
    Người đời ai cũng hiểu chỉ trừ một số kẻ vô minh là không hiểu . Nói ra là chấp nhận ném đá

    ReplyDelete
  2. Nhan Huu
    B/au nói Thầy tha cho gia đình vợ con ổng là biết độ nham hiểm cỡ nào rồi, trình những ai nghe lời B xem ra còn non lắm.

    ReplyDelete
  3. Quang Doan
    Tệ hơn là Báu dùng các YouTubers bẩn để phá đoàn, cản trở bất cứ ai muốn tiếp xúc thầy, từ khi Báu Giáp đi thì cảnh sát xuất hiện thường xuyên hơn và đỉnh điểm là trưa nay các sư bị CS Thái đưa về đồn, may là Phước Nghiêm mời luật sư và có đầy đủ giấy tờ ủy quyền nên lại tiếp tục được đi khất thực bộ hành, chứ không như Báu tưởng là đoàn bị bắt và trục xuất khỏi Thái Lan

    ReplyDelete
  4. Nguyễn Lâm Sơn
    Đây trò chơi của nghiệp, tháng thua sẽ biết đoạn cuối,
    Nhưng chắc thầy sẽ đến ấn độ,bằng đôi chân của thầy,
    Còn những người học tập tư theo thầy, tôi không dám chắc, và thầy đến ấn độ thây lên núi hi mã lạp sơn, niet bàn thầy không về việt nam,
    Để lại ai nghĩ thầy như thế nào cũng được, đó là riêng tôi tôi nghĩ là thế,

    ReplyDelete
  5. Bang Le Thanh
    Em có xem đoạn clip ấy, em thấy giộng B trịnh thượng hơn thua với thầy MT quá chả thấy tôn trọng chút nào mà cứ mở miệng ra gọi là thầy, trong khi thầy MT lại nhỏ nhẹ, các sư khác nói với ai đó thì đi hỏi sư đó làm gì chất vấn với xin phước từ thầy MT

    ReplyDelete
  6. Sony Huynh
    Nhìn mặt thằng Báu, SÂN SI quá, mà còn LỪA GẠT DỐI TRÁ, KHINH THẦY HẠI BẠN…
    Có lẽ , Báu sẽ KHÔNG CÓ CÁI HẬU TỐT ĐẸP.
    Nó càng VÙNG VẪY để HẠI THẦY cho hả giận, nó càng ĐAU KHỔ và TẠO THÊM NGHIỆP.
    Lẽ ra, Nó biết ơn và kính trọng THẦY, ngược lại, nó lấy TÂM MA TÀ ĐẠO để HẠI THẦY .
    Nó HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ CÁI KẾT TỐT LÀNH đâu.

    ReplyDelete
  7. Thất Sắc Tiên Sinh
    MT là cái gai trong mắt của ai đó cần phải nhổ. Phải hạ bệ uy tín của ông cho bằng được thì nguồn tiền cúng dường, cúng nhà, cúng vong mới quay trở lại. Lúc ông còn ở VN, họ dùng mọi cách, kể cả mượn tay bà Hằng để hạ bệ nhưng vẫn không thành công. Giờ đây, đồng chí Báu, cùng lực lượng đông đảo ngày đêm làm nhiệm vụ định hướng dư luận trên mạng xã hội, uy tín của MT dần dần bị mất. Đồng chí Báu đã làm rất tốt nhiệm vụ được giao. Biểu dương đồng chí.

    ReplyDelete
  8. Duong Tannguyen
    Tôi cũng đã nhìn ngắm theo dõi và nhầm lẫn giống y như chủ trang, từ những câu chuyện ngụ ngôn thầy kể và thái độ của báu, tôi nhận ngay ra được con người đầy nhằm hiểm này và ngày càng thấy rõ ác tâm hiển lộ qua cách xử sự với Thầy và các sư.
    Kính tởm....

    ReplyDelete
  9. Thanh Pham Kim
    Ngay từ những ngày đầu khi còn ở đất Lào qua vụ việc Báu không nhận 2 người của anh trai thầy Minh Tuệ cử qua cùng đi và cái cách mà Giáp livestream luôn quay ống kính về mặt mình và về phía Báu còn thầy MT và các sư thì đi xa xa, chỉ thấy Giáp và Báu nói này nọ chẳng nghe được 1 tiếng nào từ thầy MT mình đã nhận ra mọi việc!

    ReplyDelete
  10. Hùng Mai ·
    Tôi ủng hộ bài viết này.B quá ngạo mạn và cho mình cái quyền quá lớn.B ko nể các sư nhỏ thì phải nể thầy,nhưng B vẫn sân si với các sư nhỏ,B luôn nói tôn kính thầy nhưng toàn hỏi vặn thầy,nói bóng gió thầy.Đặc biệt nói dối thầy và luôn hăm doạ cả đoàn.Chuyện CA Thái bắt toàn bộ cả đoàn lên đồn chắc chắn có người nhúng tay vào.

    ReplyDelete
  11. Liên Huỳnh
    Mình nhận ra ý định của anh Báu này ngay từ đầu. Trong tất cả các cuộc nói chuyện với thầy MT, lời nói của thầy MT đã nhắc nhở a Báu này rất nhiều lần nhưng nghiệp anh này quá nặng. Mình xem những clip từ lúc còn bên lào anh Báu tự quay và nói chuyện là mình nghe k lọt tai câu nào hết.

    ReplyDelete
  12. Anh Duong
    Thày đã sắm hối với b đây là nỗi nhục của những người hiểu biết của việt nam chúng ta phải biết đúng và sai nghe thày nói của cuộc chơi nghiệp mà b vẫn ko hiểu vẫn ăn thua như người ta thì cứ điềm đạm lắng nghe vâng dạ kính cẩn thì mọi người cực kỳ tôn trọng nâng cao vai tròn trở thành nổi tiếng giờ mất giá quá. Nammoadidaphat

    ReplyDelete
  13. Kham Le
    Nói chung, những ai vây quanh Thích Minh Tuệ, đều vì lợi ích giốg nhau và khác nhau. Đồng thời ngày càng lộ rõ hết bản chất tốt-xấu, thiện-ác . Trong đó Đoàn Văn Báu là rất tráo trở nguy hiểm cho nhóm tu sĩ.
    Có khả năng A Báu sẽ đón lỏng Thích Minh Tuệ ở Ấn Độ. Vì Myanma rất nguy hiểm , vả lại vào Myama cũng chẳng làm ăn được gì. A Báu cũng không dám xả thân để bỏ mạng như vậy, vì A Báu tham sân si rất nặng.

    ReplyDelete