Bài viết của Tiến Sĩ Vũ Thế Dũng, CEO và Founder, Thinking School Việt Nam và Thụy Sĩ
TẦM SƯ (NHƯNG CÓ) HỌC ĐƯỢC ĐẠO ?
Chuyện Anh Báu sau mấy ngày chia tay với Thầy Minh Tuệ, ngày hôm qua quay trở lại và có cuộc “đối thoại” với Thầy, khá thú vị. Mình sẽ thử nhìn câu chuyện này ở 3 khía cạnh hay 3 tầng (level).
![🟥](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t7f/1/16/1f7e5.png)
Anh “học trò” Báu quay trở lại xin sám hối và mong Thầy cho tiếp tục đi theo đoàn.
Anh nói mục tiêu của anh là đi theo Thầy để học hỏi vì anh rất kính trọng Thầy. Thầy đưa ra điều kiện anh cần giữ giới giống các sư trong đoàn. Điều kiện quá khó và quá vô lý với anh. Anh từ chối, nhưng vẫn đi theo đoàn như các youtuber khác.
Đây là tầng biểu hiện ra ở phần ngôn ngữ bề mặt.
![🟥](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t7f/1/16/1f7e5.png)
Có thực là anh đến tầm sư học đạo?
Có thực là anh sám hối? Anh sám hối điều gì? Anh nhận ra mình sai điều gì mà sám hối? Chỉ thấy anh nói con xin sám hối nhưng không rõ sám hối điều gì?
Anh nói anh kính trọng Thầy? Anh muốn theo Thầy để học? Thực thế không?
Anh đến sám hối với camera, live trực tiếp cho hàng trăm ngàn người xem, anh phát liên tục trong hơn 3 giờ. Thực ra có thể thấy anh không đến để học. Anh đến để chiến đấu. Anh chiến đấu không khoan nhượng đúng với tinh thần một chiến sĩ ra trận. Anh đến đòi lại thứ anh cần. Anh muốn đi với Thầy, gần Thầy, để làm gì không rõ, nhưng chắc chắn không phải để học.
Học có nghĩa là tự sửa mình, nhưng ngoài việc nói mình sám hối thì anh không thấy mình sai ở điểm nào cả. Anh chất vấn Thầy, anh chỉ ra Thầy nói sai, anh chất vấn sư khác trong đoàn, anh dạy họ về giới.
Học có nghĩa là lắng mình, lắng nghe, chấp nhận cái mới, buông ra cái cũ, để tiến bộ, nhưng anh quyết liệt giữ quan điểm của mình và chiến đấu không khoan nhượng để chứng minh Thầy sai.
Suốt 3 tiếng, anh lập luận, anh bào chữa, anh chất vấn, anh qui kết. Anh không chỉ nói với Thầy và các sư trong đoàn. Anh nói với hàng trăm ngàn người đang xem live của anh.
Thông điệp của anh cho cộng đồng fan của anh là rõ: “Thấy chưa, tôi đã sám hối, tôi đã cố gắng hết sức, người ta sai lè lè, người ta vô lý thế, nhưng tôi vẫn kham nhẫn chịu đựng. Tôi bát quan trai giới còn người ta còn chẳng hiểu giới là gì chứ đừng nói là giữ giới. Thế nhưng tôi vẫn giữ lời hứa để giúp người ta.”
Và Anh thắng 1 cách dễ dàng trên đấu trường đấu tố công khai của anh. “Đối thủ” của anh chỉ đơn giản là để anh thắng. Anh muốn thắng thì thắng thôi!
![🟥](https://static.xx.fbcdn.net/images/emoji.php/v9/t7f/1/16/1f7e5.png)
Càng thắng trên đấu trường đấu tố của mình, thì anh càng xa rời với cánh cửa Đạo. Càng ngẫm tôi càng thấm chữ “Tôn sư - trọng đạo”.
Có tôn trọng người Thầy, tin tưởng vào Thầy thì mới mong được Thầy chỉ Đường (Đạo) cho. Còn đến chỉ để thắng Thầy thì thầy có bao giờ nhận hơn anh đâu mà thi đấu? Anh không cần đấu thì Thầy vẫn luôn để anh thắng, chỉ là anh lỡ mất cơ hội mở cánh của Đạo.
Bát quan trai giới có nghĩa gì khi tâm anh không buông xuống. Càng bám vào các lý luận, các hơn thua, các tranh chấp, các hoài nghi thì càng xa Đạo, xa Thầy. Thầy đã nhắc anh ý này từ mấy tuần trước, nhưng chắc anh không hiểu.
Đức Phật không yêu cầu đệ tử của mình tin mình tuyệt đối, Ngài luôn yêu cầu đệ tử của mình thực chứng những điều mình dạy. Nhưng muốn thực chứng thì phải lắng lòng lắng nghe và thực hành. Tâm thế là tâm thế thực sự cầu Đạo, chứ không phải tâm thế tranh đấu - tôi chứng mình là Thầy sai, tôi đúng. Tâm đó chưa buông được thì Đạo còn rất xa.
Về phía Thầy Minh Tuệ, đây có lẽ là 1 thử thách mà Thầy phải vượt qua. Hôm nay tôi lại hiểu ra 1 khía cạnh khác trong con đường tu tập của Thầy. 6 năm trước thầy độc tu, đi 1 mình, khó khăn nhưng thanh tịnh. Giờ có lẽ là giai đoạn Thầy tu ở giữa đường đời, nói dân dã là tu giữa chợ đời. Giữa chợ đời náo nhiệt, cuồng nộ tham-sân- si mà tâm vẫn bình thản thì mới là thực chứng Pháp của Như Lai. Tâm thanh tịnh nơi nào cũng thanh tịnh.
Với quần chúng, mình cũng học được lộ trình học đạo. Ban đầu đến với Đạo thì sùng kính, ngưỡng mộ; sau đó thì hoài nghi vì học mà không hiểu; vượt qua được thì học hỏi và tinh tấn. Đây cũng là 1 bài Pháp giữa đời thường cho tất cả Phật tử. Nhìn Anh Báu để rút ra bài học cho bản thân mình.
FB Võ Hồng Ly
ĐOÀN VĂN BÁU: ‘CON KHÔNG PHẢI BỒ ĐỀ ĐẠT MA, CŨNG KHÔNG PHẢI CON LỢN RỪNG HÔI HÁM’
Trong lần quay trở lại với đoàn các nhà sư bộ hành hôm 8/2 khi đoàn đang dừng nghỉ ở huyện Wichian Buri, tỉnh Phetchabun, Thái Lan, ông Đoàn Văn Báu đã có cuộc trò truyện khá dài và căng thẳng với sư Minh Tuệ.
Ông Báu, người đã rời bỏ đoàn bộ hành vài ngày từ hôm 4/2, đã chất vấn sư Minh Tuệ về việc sư Minh Tuệ “không tin ông” và cho rằng ông có ý muốn để đoàn đi đến chỗ thất bại.
Và rằng ông chưa từng nói những câu như “nếu không có tôi thì đoàn không thể đi đến Ấn Độ”, nhấn mạnh mình “không bao giờ có ý phá đoàn”.
Ông này cũng nói rằng một số yêu cầu của sư Minh Tuệ đặt ra cho ông gần đây thách thức hơn nhiều so với điều kiện ban đầu mà sư đặt ra.
Trong buổi trò chuyện, ông này nói rằng sẽ tiếp tục làm visa cho ông Minh Tuệ và ba sư nữa đi Ấn Độ trong vòng một tuần nữa, sau đó sẽ trả lại hộ chiếu cho các sư.
Ông cũng nói rằng nếu sư Minh Tuệ đặt ra quy định phải giữ 250 giới mới được vào đoàn thì ông không làm được, và sẽ xin ra để làm YouTuber hoặc các việc khác.
Về vấn đề visa, trước đây dự tính đoàn sẽ đi 60 ngày trên đất Thái Lan để sang Myanmar.
Tuy nhiên, với tình hình hiện tại nhiều khả năng đến khi hết thời hạn visa nhưng nguy cơ đoàn vẫn chưa sang được Myanmar.
Theo đó, vị chủ kênh YouTube Về miền đất Phật đề xuất giải pháp là đóng 15.000 baht/một người để gia hạn visa.
Số tiền này, ban đầu ông Báu nói rằng “con sẽ lo”, tuy nhiên sau đó lại nói sẽ do một người khác chi trả.
Nếu không làm như thế, theo vị cựu sĩ quan an ninh, cả đoàn sẽ phải lên xe ô tô về lại cửa khẩu, nơi xuất phát, để chờ gia hạn visa rồi đi tiếp.
Đáp lại một câu chuyện về Phật pháp của sư Minh Tuệ, ông Báu nói: “Con không phải Bồ Đề Đạt Ma, cũng không phải con lợn rừng hôi hám... Trình của con chỉ đến thế thôi.”
Ảnh: BBC
Video BBC Thầy Minh Tuệ
Video 4 BBC Phòng Vấn Sư Minh Tuệ
Video 5 BBC Phỏng Vân Sư Minh Tuệ đầu tiên
Video Đoàn Văn Báu
Video Đoàn Văn Báu 2
No comments:
Post a Comment