Dù bạn là người dân, người tu hành hay nhân
sĩ trí thức, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà quản trị…; bất luận bạn tốt -
xấu, chánh - tà, thiện - ác, thật - giả, đúng - sai…thì bạn cũng chịu
sự tác động ít nhiều từ cái TAM ĐẠI của Sư Minh Tuệ và ít nhất cũng có
một lần tự soi lại mình.
Chúng
ta thường sử dụng những cụm từ có gắn với chữ LÝ, như: quản lý nhà
nước, quản lý doanh nghiệp, quản lý gia đình hay triết lý, chân lý, đạo
lý…, nhưng thực chất cái LÝ của từng phạm vi hay vấn đề đó chắc rằng rất
ít người có suy nghĩ thấu đáo và tìm ra được nó một cách chính xác!
Trong phạm vi bài viết dành cho Tạp chí điện tử Nhà Quản Lý, tôi sẽ tập trung dùng lý để lý giải hiệu ứng THÍCH MINH TUỆ.
Trước hết, hãy tiếp cận đến tính triết lý của nhà Phật.
Triết lý của nhà Phật, cái đích đến hay
mục tiêu cuối cùng của triết lý ấy cốt ở việc tu tập sao cho đạt thành
chánh quả dù ta chọn bất kỳ phương pháp tu tập nào thì nhiệm vụ của tu
tập vẫn phải kiểm soát cho được lòng THAM trong mỗi người tu.
THAM sinh ra SÂN - SI (biểu hiện của tham là SÂN, để thực hiện tham gọi là SI, nếu Tham = 0 => Sân, Si = 0).
Người tu muốn đạt thành chánh quả thì phải đạt được TAM KHÔNG (triệt tiêu không còn tham - sân - si hay tham, sân, si = 0).
Khi đạt TAM KHÔNG, như một hệ quả tất yếu sẽ xuất hiện TAM ĐẠI (đại hùng - đại lực - đại từ bi).
Khảo sát hiện tượng SƯ MINH TUỆ, ta thấy:
1. SƯ MINH TUỆ CÓ ĐẠI HÙNG, vì: Sư đã buông bỏ tất cả và Sư nói mình cũng không sợ chết.
2. SƯ MINH TUỆ CÓ ĐẠI LỰC, vì: hành động
của Sư đã tạo ra được hiệu ứng vô cùng mạnh mẽ trên phạm vi rất rộng
lớn, có giá trị đánh thức lương tri thời đại và tạo ra được nguồn cảm
hứng cho mọi giới...
3. SƯ MINH TUỆ CÓ ĐẠI TỪ BI, vì: Sư có
đức hiếu sinh với muôn loài, thậm chí người ta đánh Sư thì Sư vẫn cầu
mong cho họ được may mắn, an lành và hạnh phúc.
Từ (1), (2) và (3), theo công thức Quản
trị lòng tham của tôi (Nguyễn Hữu Hiền), nhân cách con người được hình
thành bởi ba yếu tố chính: tham, tài và đức, nó có mối quan hệ tỷ lệ
nghịch với nhau và được tác giả biểu diễn dưới dạng một hàm hằng, gồm 3
ẩn số:
f(nc) = Tham × Tài × Đức = 1
Trong đó:
- f(nc): hàm nhân cách;
- 1: là một con người (# 0);
- Tham: là nguồn động lực thúc đẩy và hình thành nên nhu cầu, sự đam mê - ham muốn hay sự tham lam của con người;
- Tài: là khả năng huy động nguồn lực cao nhất của một người để có thể thực hiện và hoàn thành một việc gì đó hay một công trình, dự án nào đó…;
- Đức: là lòng nhân ái, sự sẻ chia, tình thương yêu bao dung và sự chân thật thể hiện trong tất cả các mối quan hệ…
- f(nc): hàm nhân cách;
- 1: là một con người (# 0);
- Tham: là nguồn động lực thúc đẩy và hình thành nên nhu cầu, sự đam mê - ham muốn hay sự tham lam của con người;
- Tài: là khả năng huy động nguồn lực cao nhất của một người để có thể thực hiện và hoàn thành một việc gì đó hay một công trình, dự án nào đó…;
- Đức: là lòng nhân ái, sự sẻ chia, tình thương yêu bao dung và sự chân thật thể hiện trong tất cả các mối quan hệ…
Khi:
- Tài → 0, người ấy dần không còn là con người (người vô dụng, người sống thực vật hay bại não...);
- Đức → 0, người ấy biến dần biến thành kẻ vô cùng độc ác (mất nhân tính, hung thần hay ác quỷ);
- Tham → 0, người ấy dần trở thành Phật, Thánh, Thần, Tiên…
Nếu nhân cách của Sư Minh Tuệ có đại
lượng THAM = 0 => Hàm nhân cách của Sư Minh Tuệ # 1, như vậy: Sư Minh
Tuệ không còn là Người nữa mà có thể trở thành Phật…
Hiệu ứng Sư Minh Tuệ:
Sự xuất hiện của Sư Minh Tuệ đã từ hơn 6
năm rồi, nay gặp đúng thời điểm này nên đã bùng phát và trở thành hiện
tượng mang tính cộng hưởng sâu sắc. Qua nghiên cứu hiện tượng Sư Minh
Tuệ, tôi thấy xuất hiện ít nhất ba hiệu ứng sau đây:
Một là, từ hiện tượng Sư Minh Tuệ đã tạo
ra được hiệu ứng vô cùng mạnh mẽ trên phạm vi rất rộng lớn, có giá trị
đánh thức lương tri thời đại và tạo ra được nguồn cảm hứng cho mọi
ngành, mọi giới và mọi tầng lớp quần chúng nhân dân. Dù bạn là người
dân, người tu hành hay nhân sĩ trí thức, nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà
quản trị…; bất luận bạn tốt - xấu, chánh - tà, thiện - ác, thật - giả,
đúng - sai…thì bạn cũng chịu sự tác động ít nhiều từ cái TAM ĐẠI của Sư
Minh Tuệ và ít nhất cũng có một lần tự soi lại mình.
Hai là, mọi người được thức tỉnh để nhìn
lại cái lý mà mình đang sống và cũng nhìn theo cái lý mà Sư Minh Tuệ
đang quyết chí theo đuổi, rồi nhận ra rằng: đó chính là triết lý của
Phật Thích Ca có từ trên 2.600 năm trước, nay được Sư Minh Tuệ tái hiện
và hành trì theo 13 hạnh đầu đà mà mục tiêu hay đích đến cũng rất đổi
giản dị là sớm được giải thoát khỏi bể khổ trần ai.
Ba là, đại đa số chúng ta đều là con
người, nên Hàm nhân cách f(nc) = 1. Chúng ta cũng bừng tỉnh và chợt kiểm
soát lại lòng tham của mình xem nó có còn nằm trong phạm vi cho phép
hay cái gọi là “nhu cầu chính đáng của cuộc sống” hay không? Chúng ta
không làm điều phạm pháp, bất chính là chúng ta đã được đắc quả vị
TRƯỜNG NHÂN ĐẠO rồi!
Tôi cũng có pháp để hành trì riêng cho mình khi đã “tận nhân lực”, thì tôi BUÔNG.
BUÔNG tất cả ta được hoàn tất cả!
BUÔNG tất cả để không còn vay trả!
BUÔNG tất cả sẽ không còn vấp ngã!
VẤP NGÃ này biển cả cõi trần ai!
No comments:
Post a Comment