Đức
Phật từng thuyết: “Nhất niệm phóng hạ, vạn bàn tự tại”, nghĩa là: Chỉ
cần buông bỏ một niệm trong tâm, mọi việc sẽ được giải thoát và con
người sẽ sống được tự tại thoải mái.
Từ
nhỏ đến lớn, chúng ta đều được giáo dục phải cố gắng, phấn đấu, kiên
trì như thế nào, vĩnh viễn không được buông lơi ra sao… Kỳ thực, có rất
nhiều thời điểm trong cuộc đời thì điều mà chúng ta cần học nhất lại
chính là “buông bỏ”.
Dòng
suối nhỏ rời xa mặt đất bằng phẳng là bởi vì muốn quay về biển rộng. Lá
vàng lìa xa cành cây là để đợi chờ mùa xuân xanh tươi đến. Ngọn nến sẵn
sàng tan chảy nên mới có một cuộc đời quang minh, ngời sáng. Tâm tình
bởi vì buông tha thế tục ồn ã mới có được một khoảng bình yên.
Người
xưa thường so sánh hai thái độ sống điển hình của hai nhân vật này: Một
là Khuất Nguyên kiên trì giữ tín niệm, thà chịu chết chứ không khuất
phục; Hai là cách sống tiêu diêu tự tại siêu thường, toàn thân vô hại
của lão ngư, người gặp gỡ Khuất Nguyên bên bến sông. Hiển nhiên nếu để
sống được vui vẻ, thoải mái, người ta ai ai cũng mong muốn có thể tiêu
diêu, tự tại như lão ngư kia.
Trên
mỗi bước đường đời, con người không thể tự do vui vẻ là bởi tự mình
chuốc lấy phiền não. Đối với bất kể việc gì cũng nên có tầm nhìn thoáng
đãng hơn một chút. Mở rộng tầm mắt một chút mới có thể giữ tâm tình
không bị hỗn loạn. “Một niệm buông xuống, vạn việc tự tại”.
Chỉ
vì mỗi người chúng ta chấp nhất quá mức vào những sự việc xung quanh mà
làm bản thân lao tâm khổ tứ, mất đi sự bình an trong tâm hồn. Khi chấp
nhất quá cứng nhắc với mọi chuyện chính là tự làm cho bản thân rơi vào
vòng luẩn quẩn, tự làm khổ mình. Tâm thái này sẽ làm bản thân họ không
nhìn thấy đường ra.
‘Nhẫn
một chút sóng yên gió lặng, Lùi một bước biển rộng trời cao’, đảm bảo
bạn sẽ nhìn thấy một cảnh giới hoàn toàn khác. Trong cuộc sống hằng
ngày, đến lúc cần phải buông bỏ thì bạn hãy nên buông bỏ, hãy học cách
buông bỏ. Nguyên nhân là bởi buông bỏ không có nghĩa là mất đi, buông bỏ
mới có thể nắm lấy được chắc chắn hơn. Chỉ có thật sự buông bỏ con
người ta mới được vui vẻ và được thoải mái tự tại.
“Buông”
chính là một nghệ thuật lựa chọn, là môn học bắt buộc của đời người.
Nếu không buông bỏ quyết đoán sẽ rất khó có được sự lựa chọn huy hoàng,
xán lạn. Đau khổ giãy giụa, liều mạng ôm giữ không bằng dũng cảm buông
bỏ. Chỉ có học được cách buông bỏ, người ta mới có thể khoan dung hơn,
nhìn được xa hơn và trông được rộng hơn.
“Buông
bỏ” không nhất định là không quả quyết, càng không phải là lẳng lặng
chấp nhận mà uất hận trong lòng. “Buông bỏ” là một loại cảnh giới tinh
thần thản đãng, thong dong và tự tại.
Hãy học cách buông bỏ như bài thơ dưới đây để cuộc sống luôn được vui vẻ tự tại:
Buông xuống cho lòng vơi trĩu nặng
Thả ra cho hồn bớt nhỏ nhen
Mở rộng cho tâm thôi trống vắng
Vị tha không dính mắc sang hèn
Vượt hết gian nan rồi trắc trở
Cõi lòng soi tỏ chút bụi vương
No comments:
Post a Comment