Saturday, August 17, 2024

Vô Sở Hữu Tập 7 Thầy Thích Minh Tuệ - OWN NOTHING | Episode 07 | Thich Minh Tue monk | Dhutanga Buddhist Documentary

 
 Discover a profound journey into the essence of simplicity and spiritual fulfillment in "Own Nothing". This captivating film delves into the lives and teachings of monks who have chosen to relinquish material possessions in pursuit of inner peace and enlightenment. Follow the monk of Thich Minh Tue as they navigate a path of minimalism and mindfulness, embracing the philosophy that true happiness is not found in owning more, but in needing less. Through stunning cinematography and intimate interviews, "Own Nothing" explores the principles of detachment, community living, and the deep sense of freedom that comes from letting go. Thích Minh Tuệ is a renowned Buddhist monk in Vietnam known for his extraordinary journey of walking from the North to the South of Vietnam over a span of 6 years. Throughout this journey, he traveled through various regions of Vietnam with the purpose of spreading the Dharma, fostering connections, and conveying the message of compassion and love of Buddhism to the people. Thích Minh Tuệ's pilgrimage was not only a test of physical endurance and willpower but also an opportunity for him to directly interact with people from different walks of life, listen to their struggles and concerns, and offer advice, comfort, and encouragement through Buddhist teachings. This helped people find peace and faith in their lives. His journey left a profound impression and spread widely among Buddhist communities as well as in society. Thích Minh Tuệ has become a symbol of perseverance, compassion, and tireless dedication to the mission of spreading the Dharma.
 

Khổ (chữ Hán: 苦, tiếng Phạn: duḥkha, tiếng Pali: dukkha) là một khái niệm quan trọng của Phật giáo, là cơ sở của Tứ diệu đế. Khổ là một trong ba tính chất của sự vật và được đúc kết trong câu nhận định Đời là bể khổ.

Không phải chỉ là những cảm thụ khó chịu mới là Khổ. Khổ dùng để chỉ tất cả mọi hiện tượng vật chất và tâm thức, xuất phát từ Ngũ uẩn, chịu dưới quy luật của sự thay đổi và biến hoại. Như thế tất cả những điều an lạc đang có cũng là khổ vì chúng sẽ hoại diệt. Khổ xuất phát từ Ái (sa. tṛṣṇā) và con đường thoát khổ là Bát chính đạo..

Chân lý thứ nhất - Khổ đế - của Tứ diệu đế nói về tính chất của khổ như sau:

Phân loại

Xét theo nguyên nhân và mức độ gây khổ thì có tam khổ (ba loại khổ), còn nếu xét theo hình thức sự việc thì có bát khổ (tám loại khổ).[1]

Tam khổ

Tam khổ là ba nỗi khổ xét theo nguyên nhân và mức độ gây khổ, gồm:

  1. Khổ khổ (sa. duḥkha-duḥkha)
    Nghĩa là khổ vì những sự khổ của thế tục, chẳng hạn khổ vì đói khát, khổ vì phải trải nạn chiến tranh. Đây là mức độ khổ thấp nhất mà ai cũng cảm nhận được.[2]
  2. Hoại khổ (sa. vipariṇāma-duḥkha)
    Nghĩa là khổ vì sự thay đổi. Ở cấp độ này, ngay cả những kinh nghiệm tưởng có vẻ khoái lạc thì cũng là khổ. Sở dĩ con người cảm thấy các kinh nghiệm đó là vui sướng là bởi họ đã so sánh chúng với những kinh nghiệm đau đớn. Sự vui sướng đó chỉ là tương đối. Trong khi đó, sự vật luôn thay đổi, vì vậy sau một thời gian thì những kinh nghiệm tưởng chừng là vui sướng đó chỉ còn là sự nhàm chán, không thỏa mãn,[3] sự vui sướng rồi cũng mất đi.
  3. Hành khổ (sa. saṃskāra-duḥkha)
    Nghĩa là cái khổ bao trùm tam giới, sáu cõi (tất cả chúng sanh trong luân hồi). Minh họa của cái khổ này là hợp uẩn cấu nhiễm của chúng sanh và cái hợp uẩn cấu nhiễm này không những là nền tảng cho cái khổ trong kiếp này mà còn là nền tảng cho đau khổ trong kiếp sau. Cái khổ này nối tiếp nhau kéo từ đời này sang đời khác một khi con người vẫn nằm trong vòng vô minh.[4] Sự nhận biết về khổ ở mức độ này là sâu sắc nhất.[5]

Bát khổ

Bát khổ là tám nỗi khổ xét theo hình thức sự việc, thực ra đều thuộc loại Khổ khổ trong Tam khổ.[1] Nhân sinh quan Phật giáo cho rằng "đời là bể khổ"; con người ai ai cũng phải chịu bát khổ, gồm:[6][7][8]

  1. Sinh khổ
    Con người khổ trong sự sinh sống. Người ta khổ từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Con phải nằm trong bụng mẹ chật hẹp, cũng là khổ. Mẹ phải mang nặng đẻ đau biết bao khó nhọc, đó là khổ. Sinh con ra rồi thì cha mẹ cũng phải khổ. Con người sống trên đời phải mưu kế sinh nhai, cũng là khổ.
  2. Lão khổ
    Khi đến tuổi già thì thân thể trở nên già nua, mắt mờ, tai điếc. Đó là khổ.
  3. Bệnh khổ
    Con người phải chịu đau đớn, khổ sở cả về thể xác và tinh thần khi mắc bệnh. Đó là khổ.
  4. Tử khổ
    Khi sắp chết thì sợ hãi tinh thần, ngạt hơi, thân xác rất đau khổ. Chết đi rồi thì thân xác phân hủy, hôi tanh, gia quyến đau lòng. Đó là khổ.
  5. Ái biệt ly khổ
    Con người phải chịu khổ khi yêu mà lại phải chia lìa điều mình yêu thích, hàng ngày đem lòng mong nhớ. Đó là khổ. Có hai loại ái biệt ly khổ: sinh ly (chia lìa nhau khi còn sống) và tử biệt (chia lìa nhau khi chết).
  6. Sở cầu bất đắc khổ (hay cầu bắt đắc khổ, bất tác ý khổ)
    Con người khổ khi không được toại (bất đắc) nguyện vọng, tham muốn, khao khát của bản thân (sở cầu). Chẳng hạn, lúc đói thì muốn có cái ăn cái mặc; lúc no lại muốn giàu sang phú quý.
  7. Oán tắng hội khổ (怨憎会苦)
    Con người chịu khổ khi phải tiếp xúc với những thứ mà không thích hoặc oán ghét.
  8. Ngũ uẩn khổ (hay ngũ uẩn xí thạnh khổ)
    Con người khổ vì có sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn - sắc, thụ, tưởng, hànhthức - trong cơ thể. Chẳng hạn, mơ ước (tưởng) quá thì cũng khổ, biết (thức) nhiều thì cũng khổ.




Nếu không phải 1 vị chân tu có đức hạnh siêu quần thì làm sao có thể cảm đến hàng triệu dân Việt Nam đua nhau sáng tác bài hát thơ văn về ngài, vẽ tranh về ngài, đúc tượng ngài, làm quần áo thời trang về ngài... mọi người tự nhiên biết giữ giới sống đạo đức hơn, tìm hiểu nhiều hơn về Phật Pháp, chỉ riêng cái hình ảnh ngài đi xuyên bắc nam gieo duyên là đã giúp hạt giống chủng tử Phật đã gieo vào A lại da thức của tất cả chúng sanh rồi. Thầy Minh Tuệ cũng khuyên chúng ta Niệm A Di Đà Phật, khiêm tốn xưng con,đây là điều quá phi phàm của 1 người hành hạnh đầu đà, tại sao đầu trần chân đất mà Nắng Mưa ngài không sao, chỉ có ba y mà muỗi cắn không sao, cả tháng mới tắm vẫn thơm, không đánh răng mà không bị sâu, ngày ăn một bữa mà vẫn chịu đựng được ngủ ngồi rồi có sức khỏe đi như bay, nếu không giữ được giới không có định không có được nguồn năng lượng siêu nhiên thì làm sao có thể có những điều mầu nhiệm đó, tất cả các tôn giáo như Cao Đài Hòa Hảo Thiên Chúa giáo Hồi Giáo trên thế giới Đều tán thán thầy, những chức sắc trong các tôn giáo đó và tín đồ của họ chả nhẽ không thông minh trí tuệ ư, người nào hành đúng pháp như thầy ta cần phải tán thán yêu thương, tuyệt đối không được ganh ghét, tán thán thầy học giữ giới theo thầy thì công đức của mình cũng tăng lên gấp bội ,xin mọi người đừng bỏ lỡ cơ hội tu tùy hỷ quý báu mấy ngàn năm có một này.
 
Mọi người ơi, thầy Minh Tuệ thật sự là một vị Tăng không tầm thường chút nào.! Phát tâm tu học dũng mãnh. Không sợ mưa,không sợ nắng. Thầy hết sức điềm tĩnh, khiêm tốn và xưng " con" với tất cả mọi người. Khi mọi người hỏi về bí quyết tu hành để mau được thành tựu, THẦY MINH TUỆ NÓI:" MỌI NGƯỜI CHỈ CẦN Ở NHÀ (GIỮ GIỚI) NIỆM A DI ĐÀ PHẬT LÀ GIỚI ĐỊNH TUỆ CÓ HẾT TRONG ĐÓ RỒI. Sự thật đúng là như vậy, chúng ta nghe pháp của vị Cao Tăng đương đại là Hòa Thượng Tịnh Không suốt bao nhiêu năm qua sẽ triệt để nhận biết được niệm một câu A Di Đà Phật thật sự là đã bao quát trọn vẹn toàn bộ lợi ích của Phật Pháp. Trong khi thầy Minh Tuệ tu Hạnh đầu đà, phát tâm bộ hành bao nhiêu năm nay, ngày nay có thể nói ra lời này là hoàn toàn tương ưng với bổn nguyện cứu độ chúng sanh thời Mạt Pháp của tất cả chư Phật. Cũng như lời ngài Thanh sĩ đã nói : 
"Thời Mạt Pháp là kỳ đại xá, 
Luật tu hành chẳng khó như xưa; 
Tại gia niệm Phật sớm trưa, 
Cũng là được Phật đến đưa đón về. 
Người sẽ có Liên Huê đỡ gót, 
Lại còn thêm lộng phép che thân; 
Lần này là dịp thoát trần, 
Không tu thì chẳng còn lần nào tu." 
Sự xuất hiện của thầy Minh Tuệ là phước báo hết sức to lớn của chúng con. Con thực sự khâm phục nằm vóc sát đất thành kính tri ân đảnh lễ thầy Minh Tuệ.
Own Nothing Tập 6


  

Tập 5  


Trong Phật giáo, Tứ Diệu Đế (hay Tứ Thánh Đế) là "những sự thật của bậc thánh", là những sự thật hay những cái có thật cho "những người xứng đáng về mặt tâm linh".[1][web 1][2] Các sự thật bao gồm:

  • khổ đế (dukkha sự không thỏa mãn, sự đau đớn) là một tính chất bẩm sinh khi tồn tại trong các cảnh luân hồi;[web 2][3][4]
  • tập đế (samudaya: nguồn gốc, sự sanh khởi hay là "nguyên nhân"): dukkha khởi cùng với taṇhā (ái).[web 3][5][6] Trong khi taṇhā được dịch một cách truyền thống trong các ngôn ngữ phương tây là 'nguyên nhân' của khổ (dukkha), taṇhā còn có thể được xem là yếu tố buộc chúng ta vào khổ, hoặc là một phản ứng với khổ, cố gắng để thoát khỏi nó;[7][8]
  • diệt đế (nirodha: sự đoạn diệt, sự chấm dứt, sự giam cầm): khổ có thể được chấm dứt hoặc được ngăn chặn bằng sự từ bỏ hoặc cắt đứt quan hệ với ái (taṇhā);[9][10][11][12] sự từ bỏ ái sẽ giải thoát khỏi sự trói buộc của khổ;[7][8]
  • đạo đế (magga: Bát chánh đạo) là con đường dẫn đến sự từ bỏ, sự đoạn diệt ái (tanha)  khổ (dukkha).[13][14][15]

A-la-hán (tiếng Phạn: arhat, arhant; tiếng Pali: arahat, arahant; tiếng Tạng: dgra com pa; tiếng Trung: 阿羅漢|阿羅漢) trong dân gian thường gọi là các vị La hán, theo Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravada) thì vị A-la-hán đã đạt tới Niết-bàn, thoát khỏi hoàn toàn Luân hồi.[1][2] Một A-la-hán khi còn sống còn được gọi là Hữu dư Niết-bàn (sopadhiśeṣanirvāṇa; savupadisesanibbāna), khi A-la-hán này viên tịch thì gọi là nhập Vô dư Niết bàn. La Hán dịch tiếng Anh là "người xứng đáng"[2] hoặc là "người hoàn hảo".[2][1]

BẬT PHỤ ĐỀ, VUI LÒNG BẤM VÀO NÚT [CC] Ở GÓC PHẢI VIDEO TURN ON SUBTITLES, PLEASE CLICK ON [CC] BUTTON IN RIGHT OF VIDEO. 
  Tập 1 

Khám phá hành trình sâu sắc vào bản chất của sự giản dị và viên mãn về mặt tinh thần trong "Không sở hữu". Bộ phim hấp dẫn này đi sâu vào cuộc sống và lời dạy của các nhà sư đã chọn từ bỏ của cải vật chất để theo đuổi sự bình yên nội tâm và giác ngộ. Hãy theo chân nhà sư Thích Minh Tuệ khi họ đi trên con đường tối giản và chánh niệm, nắm lấy triết lý rằng hạnh phúc thực sự không nằm ở việc sở hữu nhiều hơn, mà là cần ít hơn. Thông qua kỹ thuật quay phim tuyệt đẹp và các cuộc phỏng vấn thân mật, "Không sở hữu" khám phá các nguyên tắc của sự tách biệt, cuộc sống cộng đồng và cảm giác tự do sâu sắc đến từ việc buông bỏ. Thích Minh Tuệ là một nhà sư Phật giáo nổi tiếng ở Việt Nam được biết đến với hành trình đi bộ phi thường từ Bắc vào Nam của Việt Nam trong khoảng thời gian 6 năm. Trong suốt hành trình này, ông đã đi qua nhiều vùng khác nhau của Việt Nam với mục đích truyền bá Phật pháp, nuôi dưỡng các mối liên hệ và truyền tải thông điệp từ bi và tình yêu của Phật giáo đến mọi người. Chuyến hành hương của Thích Minh Tuệ không chỉ là một cuộc thử thách về sức bền thể chất và ý chí mà còn là cơ hội để ông trực tiếp giao lưu với mọi người từ nhiều tầng lớp khác nhau, lắng nghe những đấu tranh và mối quan tâm của họ, và đưa ra lời khuyên, sự an ủi và động viên thông qua giáo lý Phật giáo. Điều này đã giúp mọi người tìm thấy sự bình an và niềm tin trong cuộc sống. Hành trình của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc và lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng Phật tử cũng như trong xã hội. Thích Minh Tuệ đã trở thành biểu tượng của sự kiên trì, lòng từ bi và sự cống hiến không mệt mỏi cho sứ mệnh truyền bá Phật pháp.

CÂU CHUYỆN PHÍA SAU 
Tôi là một lập trình viên ở Thanh Hoá, do áp lực công việc và cuộc sống khiến tôi căng thẳng nên tôi tìm đến Phật Pháp như là một lối thoát để giúp bản thân giảm bớt phiền não, tuy nhiên sau nhiều năm tìm hiểu tôi vẫn chưa hiểu thấu đáo được các giáo lý trong Phật giáo. Trong một lần tình cờ lướt Tiktok tôi thấy một clip về thầy Minh Tuệ và được biết thầy đang đi đến Thanh Hoá. Tôi liền lấy xe máy và đi 150km xuống Quảng Xương để gặp thầy mục đích là để trò chuyện và kiểm chứng những thứ tôi đã học được có đúng không, tiện thể tôi cầm theo chiếc máy ảnh đã nhiều năm không dùng đến để ghi phim tài liệu. Bằng một sức hút nào đó, tôi quyết định đi theo thầy lâu hơn và quay nhiều hơn về các cuộc trò chuyện và những sự việc xảy ra trên đường tại Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định và Thái Nguyên. Cuối cùng khi đến Bắc Kạn, có một anh đi cùng đã tranh cãi với tôi về việc đi quay phim là mất phước, tôi cho rằng đó là một dấu hiệu nhân duyên gì đó và cũng nghĩ quay vậy là vừa đủ, vậy nên tôi đã quay về. Khi quay về tôi lưu 50GB phim vào ổ cứng và cũng không để ý đến, tôi tiếp tục đi làm nhưng vẫn theo dõi thầy thường xuyên và cũng không nghĩ rằng thầy sẽ được mọi người chú ý và có cả tăng đoàn đông đến như vậy. Khi thầy mất tích ở Huế nhiều người đã bình luận muốn ai đó làm phim về thầy, vậy nên tôi gác lại công việc và bắt đầu dựng phim. Tôi đã lên nhiều kịch bản để dựng phim sao cho hoành tráng, nhưng cuối cùng quyết định để nó nguyên vẹn, các phim tài liệu này được dựng chân thực theo từng mốc thời gian trong ngày, không có sự sắp xếp theo kịch bản nào hay tường thuật thêm, mục đích để bảo đảm tính toàn vẹn của sự kiện. Tất cả những điều tôi kể trên đây là câu chuyện thật và mọi sự kiện đều thuận theo sắp đặt của nhân duyên. 
Chân thành! Hà Long, Quay phim.

Tập 2 

Tập 3 

Trailer

No comments:

Post a Comment