Khổ (chữ Hán: 苦, tiếng Phạn: duḥkha, tiếng Pali: dukkha) là một khái niệm quan trọng của Phật giáo, là cơ sở của Tứ diệu đế. Khổ là một trong ba tính chất của sự vật và được đúc kết trong câu nhận định Đời là bể khổ.
Không phải chỉ là những cảm thụ khó chịu mới là Khổ. Khổ dùng để chỉ tất cả mọi hiện tượng vật chất và tâm thức, xuất phát từ Ngũ uẩn, chịu dưới quy luật của sự thay đổi và biến hoại. Như thế tất cả những điều an lạc đang có cũng là khổ vì chúng sẽ hoại diệt. Khổ xuất phát từ Ái (sa. tṛṣṇā) và con đường thoát khổ là Bát chính đạo..
Chân lý thứ nhất - Khổ đế - của Tứ diệu đế nói về tính chất của khổ như sau:
“ |
Sinh là khổ; già là khổ; bệnh là khổ; chết là khổ; lo lắng, than thở, buồn rầu, tuyệt vọng là khổ; không đạt gì mình ưa thích là khổ; nói tóm lại: mọi thứ dính líu đến Ngũ uẩn là khổ. Sanh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tắng hội khổ, cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn xí thạnh khổ. |
” |
Phân loại
Xét theo nguyên nhân và mức độ gây khổ thì có tam khổ (ba loại khổ), còn nếu xét theo hình thức sự việc thì có bát khổ (tám loại khổ).[1]
Tam khổ
Tam khổ là ba nỗi khổ xét theo nguyên nhân và mức độ gây khổ, gồm:
- Khổ khổ (sa. duḥkha-duḥkha)
- Nghĩa là khổ vì những sự khổ của thế tục, chẳng hạn khổ vì đói khát, khổ vì phải trải nạn chiến tranh. Đây là mức độ khổ thấp nhất mà ai cũng cảm nhận được.[2]
- Hoại khổ (sa. vipariṇāma-duḥkha)
- Nghĩa là khổ vì sự thay đổi. Ở cấp độ này, ngay cả những kinh nghiệm tưởng có vẻ khoái lạc thì cũng là khổ. Sở dĩ con người cảm thấy các kinh nghiệm đó là vui sướng là bởi họ đã so sánh chúng với những kinh nghiệm đau đớn. Sự vui sướng đó chỉ là tương đối. Trong khi đó, sự vật luôn thay đổi, vì vậy sau một thời gian thì những kinh nghiệm tưởng chừng là vui sướng đó chỉ còn là sự nhàm chán, không thỏa mãn,[3] sự vui sướng rồi cũng mất đi.
- Hành khổ (sa. saṃskāra-duḥkha)
- Nghĩa là cái khổ bao trùm tam giới, sáu cõi (tất cả chúng sanh trong luân hồi). Minh họa của cái khổ này là hợp uẩn cấu nhiễm của chúng sanh và cái hợp uẩn cấu nhiễm này không những là nền tảng cho cái khổ trong kiếp này mà còn là nền tảng cho đau khổ trong kiếp sau. Cái khổ này nối tiếp nhau kéo từ đời này sang đời khác một khi con người vẫn nằm trong vòng vô minh.[4] Sự nhận biết về khổ ở mức độ này là sâu sắc nhất.[5]
Bát khổ
Bát khổ là tám nỗi khổ xét theo hình thức sự việc, thực ra đều thuộc loại Khổ khổ trong Tam khổ.[1] Nhân sinh quan Phật giáo cho rằng "đời là bể khổ"; con người ai ai cũng phải chịu bát khổ, gồm:[6][7][8]
- Sinh khổ
- Con người khổ trong sự sinh sống. Người ta khổ từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Con phải nằm trong bụng mẹ chật hẹp, cũng là khổ. Mẹ phải mang nặng đẻ đau biết bao khó nhọc, đó là khổ. Sinh con ra rồi thì cha mẹ cũng phải khổ. Con người sống trên đời phải mưu kế sinh nhai, cũng là khổ.
- Lão khổ
- Khi đến tuổi già thì thân thể trở nên già nua, mắt mờ, tai điếc. Đó là khổ.
- Bệnh khổ
- Con người phải chịu đau đớn, khổ sở cả về thể xác và tinh thần khi mắc bệnh. Đó là khổ.
- Tử khổ
- Khi sắp chết thì sợ hãi tinh thần, ngạt hơi, thân xác rất đau khổ. Chết đi rồi thì thân xác phân hủy, hôi tanh, gia quyến đau lòng. Đó là khổ.
- Ái biệt ly khổ
- Con người phải chịu khổ khi yêu mà lại phải chia lìa điều mình yêu thích, hàng ngày đem lòng mong nhớ. Đó là khổ. Có hai loại ái biệt ly khổ: sinh ly (chia lìa nhau khi còn sống) và tử biệt (chia lìa nhau khi chết).
- Sở cầu bất đắc khổ (hay cầu bắt đắc khổ, bất tác ý khổ)
- Con người khổ khi không được toại (bất đắc) nguyện vọng, tham muốn, khao khát của bản thân (sở cầu). Chẳng hạn, lúc đói thì muốn có cái ăn cái mặc; lúc no lại muốn giàu sang phú quý.
- Oán tắng hội khổ (怨憎会苦)
- Con người chịu khổ khi phải tiếp xúc với những thứ mà không thích hoặc oán ghét.
- Ngũ uẩn khổ (hay ngũ uẩn xí thạnh khổ)
- Con người khổ vì có sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn - sắc, thụ, tưởng, hành và thức - trong cơ thể. Chẳng hạn, mơ ước (tưởng) quá thì cũng khổ, biết (thức) nhiều thì cũng khổ.
Ma-ha-ca-diếp (tiếng Phạn: महाकाश्यप, chuyển tự Mahākāśyapa, tiếng Pali: Mahakassapa) còn gọi là Tôn giả Ca Diếp hay Đại Ca Diếp là một người Bà la môn xứ Ma Kiệt Đà, cha tên Ẩm Trạch, mẹ tên Hương Chí. Ông là một trong mười đại đệ tử của Tất đạt đa Cồ đàm (Phật Thích Ca), và cũng là người tổ chức, chỉ đạo đại hội kết tập kinh điển Phật giáo lần thứ nhất, nhờ vậy mà Tam tạng pháp bảo của đạo Phật còn được lưu truyền cho đến ngày nay. Ma-ha-ca-diếp nổi tiếng có hạnh Đầu đà nghiêm túc nhất và là người đứng đầu Tăng-già sau khi Tất đạt đa Cồ đàm mất. Phật Thích Ca là người khai sinh và truyền bá đạo Phật, còn người kế thừa di sản của Phật để truyền lại cho đời sau chính là tôn giả Ca Diếp vậy.
Ma-ha-ca-diếp là sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ, được đức Tất đạt đa Cồ đàm truyền tâm ấn. Trong tranh tượng, Ma-ha-ca-diếp cùng với A-nan-đà thường được thể hiện đứng 2 bên Tất đạt đa Cồ đàm.
Tập 5
Trong Phật giáo, Tứ Diệu Đế (hay Tứ Thánh Đế) là "những sự thật của bậc thánh", là những sự thật hay những cái có thật cho "những người xứng đáng về mặt tâm linh".[1][web 1][2] Các sự thật bao gồm:
- khổ đế (dukkha sự không thỏa mãn, sự đau đớn) là một tính chất bẩm sinh khi tồn tại trong các cảnh luân hồi;[web 2][3][4]
- tập đế (samudaya: nguồn gốc, sự sanh khởi hay là "nguyên nhân"): dukkha khởi cùng với taṇhā (ái).[web 3][5][6] Trong khi taṇhā được dịch một cách truyền thống trong các ngôn ngữ phương tây là 'nguyên nhân' của khổ (dukkha), taṇhā còn có thể được xem là yếu tố buộc chúng ta vào khổ, hoặc là một phản ứng với khổ, cố gắng để thoát khỏi nó;[7][8]
- diệt đế (nirodha: sự đoạn diệt, sự chấm dứt, sự giam cầm): khổ có thể được chấm dứt hoặc được ngăn chặn bằng sự từ bỏ hoặc cắt đứt quan hệ với ái (taṇhā);[9][10][11][12] sự từ bỏ ái sẽ giải thoát khỏi sự trói buộc của khổ;[7][8]
- đạo đế (magga: Bát chánh đạo) là con đường dẫn đến sự từ bỏ, sự đoạn diệt ái (tanha) và khổ (dukkha).[13][14][15]
A-la-hán (tiếng Phạn: arhat, arhant; tiếng Pali: arahat, arahant; tiếng Tạng: dgra com pa; tiếng Trung: 阿羅漢|阿羅漢) trong dân gian thường gọi là các vị La hán, theo Phật giáo Thượng Tọa Bộ (Theravada) thì vị A-la-hán đã đạt tới Niết-bàn, thoát khỏi hoàn toàn Luân hồi.[1][2] Một A-la-hán khi còn sống còn được gọi là Hữu dư Niết-bàn (sopadhiśeṣanirvāṇa; savupadisesanibbāna), khi A-la-hán này viên tịch thì gọi là nhập Vô dư Niết bàn. La Hán dịch tiếng Anh là "người xứng đáng"[2] hoặc là "người hoàn hảo".[2][1]
Khám phá hành trình sâu sắc vào bản chất của sự giản dị và viên mãn về mặt tinh thần trong "Không sở hữu". Bộ phim hấp dẫn này đi sâu vào cuộc sống và lời dạy của các nhà sư đã chọn từ bỏ của cải vật chất để theo đuổi sự bình yên nội tâm và giác ngộ. Hãy theo chân nhà sư Thích Minh Tuệ khi họ đi trên con đường tối giản và chánh niệm, nắm lấy triết lý rằng hạnh phúc thực sự không nằm ở việc sở hữu nhiều hơn, mà là cần ít hơn. Thông qua kỹ thuật quay phim tuyệt đẹp và các cuộc phỏng vấn thân mật, "Không sở hữu" khám phá các nguyên tắc của sự tách biệt, cuộc sống cộng đồng và cảm giác tự do sâu sắc đến từ việc buông bỏ. Thích Minh Tuệ là một nhà sư Phật giáo nổi tiếng ở Việt Nam được biết đến với hành trình đi bộ phi thường từ Bắc vào Nam của Việt Nam trong khoảng thời gian 6 năm. Trong suốt hành trình này, ông đã đi qua nhiều vùng khác nhau của Việt Nam với mục đích truyền bá Phật pháp, nuôi dưỡng các mối liên hệ và truyền tải thông điệp từ bi và tình yêu của Phật giáo đến mọi người. Chuyến hành hương của Thích Minh Tuệ không chỉ là một cuộc thử thách về sức bền thể chất và ý chí mà còn là cơ hội để ông trực tiếp giao lưu với mọi người từ nhiều tầng lớp khác nhau, lắng nghe những đấu tranh và mối quan tâm của họ, và đưa ra lời khuyên, sự an ủi và động viên thông qua giáo lý Phật giáo. Điều này đã giúp mọi người tìm thấy sự bình an và niềm tin trong cuộc sống. Hành trình của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc và lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng Phật tử cũng như trong xã hội. Thích Minh Tuệ đã trở thành biểu tượng của sự kiên trì, lòng từ bi và sự cống hiến không mệt mỏi cho sứ mệnh truyền bá Phật pháp.
Tập 2
Tập 3
Trailer
ReplyDelete@bachlien8346
1 day ago
Nếu không phải một vị chân tu có đức hạnh siêu quần thì làm sao có thể cảm đến hàng triệu dân Việt Nam đua nhau sáng tác bài hát thơ văn về ngài, vẽ tranh về ngài, đúc tượng ngài,làm quần áo thời trang về ngài... mọi người tự nhiên biết giữ giới sống đạo đức hơn, tìm hiểu nhiều hơn về Phật Pháp, chỉ riêng cái hình ảnh ngài đi xuyên bắc nam gieo duyên là đã giúp hạt giống chủng tử Phật đã gieo vào A lại da thức của tất cả chúng sanh rồi.Thầy Minh Tuệ cũng khuyên chúng ta Niệm A Di Đà Phật ,khiêm tốn xưng con,đây là điều quá phi phàm của 1 người hành hạnh đầu đà,tại sao đầu trần chân đất mà Nắng Mưa ngài không sao, chỉ có ba y mà muỗi cắn không sao, cả tháng mới tắm vẫn thơm, không đánh răng mà không bị sâu, ngày ăn một bữa mà vẫn chịu đựng được ngủ ngồi rồi có sức khỏe đi như bay, nếu không giữ được giới không có định không có được nguồn năng lượng siêu nhiên thì làm sao có thể có những điều màu nhiệm đó ,tất cả các tôn giáo như Cao Đài Hòa Hảo Thiên Chúa giáo Hồi Giáo Đều tán thán thầy, những chức sắc trong các tôn giáo đó và tín đồ của họ chả nhẽ không thông minh trí tuệ ư,người nào hành đúng pháp như thầy ta cần phải tán thán yêu thương, tuyệt đối không được ganh ghét, tán thán thầy học giữ giới theo thầy thì công đức của mình cũng tăng lên gấp bội ,xin mọi người đừng bỏ lỡ cơ hội tu tùy hỷ quý báu mấy ngàn năm có một này.
ReplyDelete@bachlien8346
1 day ago
Ngài Minh Tuệ đi đến đâu trên miệng cũng nở hoa niệm liền liền câu A Di Đà Phật, thầy Minh Tuệ đi đến đâu là tiếng niệm Phật vang dền tới đó, tâm Phật của mọi người thức tỉnh mạnh mẽ tới đó, ngài đi đến đâu là mọi người đều xôn xao bàn luận về Phật Pháp ,ca ngợi Phật Pháp ,năng lượng từ trường từ tâm lượng của ngài tỏa ra hết sức rộng lớn và an lành tốt đẹp,đặc biệt là ngài vào các khu nghĩa trang nghỉ ngơi hết sức lợi ích cho các Vong linh ,đặc biệt là lúc mọi người vây quanh ngài Niệm Phật hết sức Thành Tâm cung kính khiến cho Âm Dương đều được lợi ích thù thắng,chiêu cảm hào quang chư Phật gia trì,điều này nhất định sẽ chiêu cảm nhiều Phúc báo vô cùng to lớn cho nước Việt Nam ta.A Di Đà Phật. Thật là hoan hỷ !
ReplyDelete@DongDang-b8c
20 hours ago (edited)
Ngài Minh Tuệ chia sẻ kinh nghiệm học pháp : ngài học cả Tiểu thừa và Đại thừa, và giải thích rằng các pháp môn đều dung thông nhau, có nền tảng, có thứ lớp, từ thấp lên cao, như học từ lớp Một, rồi lên lớp Hai, Ba, ... Đại học. Ngài cũng niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT cho mn thấy, ko đả phá chống trái nhau giữa các pháp môn. Ngài cũng nhấn mạnh pháp hành, chứ ko chỉ là pháp học. Nhờ có phim Tài liệu. VÔ SỞ HỮU, xâu chuỗi tất cả các vấn đề cốt lõi những lời dạy của ngài, người xem càng hiểu và tin con đường tu học mà họ đã , đang và sẽ chọn. Xin tri ân tác giả, đạo diễn Ha Van Long đã tâm huyết làm bộ phim 10 tập sinh động này. Nam mô A Di Đà Phật. Còn bây giờ là cùng chờ đợi, đón xem tập cuối bộ phim rất đặc biệt này .
ReplyDelete@annhiennguyen9774
13 hours ago
Đức Phật tán thán Ngài Ca Diếp với Đại chúng Tỳ kheo: "Nếu hạnh đầu đà này được ở đời thì pháp của Ta cũng sẽ được lâu dài ở đời. Nếu có pháp ở đời, thì Thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm." Trích Kinh Tăng Nhất A Hàm Phẩm Nhập Đạo.
Kính chúc Sư Minh Tuệ và Các Quý Sư khéo hành trì theo Chánh Pháp Pháp thể khinh an, Tuệ Đăng thường chiếu, Phật đạo viên thành
Nam mô A Di Đà Phật
Hôm kia mình chở con cho con xem nhà thầu thi công kênh Tham Lương. Nhìn thấy quần áo ướt nhem người ta bỏ lẫn trong đủ thứ rác, dừng xe lại nói với con, Sư Minh Tuệ và Các Sư nhỏ nhặt vải may y từ đồ bỏ đi như này. Chạy đi rồi mà còn quay xe trở lại, ngó đống đồ đó hình dung những gì Quý Sư đã trải qua mà thương kính Các Quý Sư vô cùng.
Thực sự ở tập cuối này tôi xem mà khóc thương THẦY rất nhiều , từ khi biết THẦY con đã tự tu tập tại nhà tuy không làm được hết những điều THẦY dạy vì không thắng nổi bản thân và những ràng buộc trong cuộc sống nhưng con vẫn đang cố gắng . Con nguyện cố gắng mỗi ngày tu sửa bản thân theo 5 giới THÀY dạy , được chút nào hay chút đó .Thế mới biết nghi lực của THẦY phi thường cỡ nào THẦY đã hy sinh tất cả để vì chúng sanh . Con xin đa tạ cảm ơn NGÀI MINH TUỆ đã xuất hiện trên thế gian này , NGÀI đã lấy lại niềm tin cho con có PHẬT trên đời , có PHẬT trong tâm Con kính cẩn cầu nguyện mỗi ngày kính chúc THẦY - NGÀI THÍCH MINH TUỆ PHẬT mạnh khỏe bình an , trường thọ ạ . NAM MÔ ADI ĐÀ PHẬT , NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT , NAM MÔ NGÀI THÍCH MINH TUỆ PHẬT .
ReplyDelete
ReplyDelete@hantran5248
5 hours ago
Ngài đã đến cuộc đời này với chúng ta, Ngài đã thân chứng Giáo Pháp, đã chuyển tải những thông điệp vô cùng thiện lành, giản dị, thực tế và thâm sâu của Đức Thế Tôn đến với tất cả ko phân biệt , ai cũng hiểu đc, học đc , hầu hết mọi người đều thương kính Ngài. Tôi tha thiết mong các cấp chính quyền tạo mọi đk tốt đẹp cho Ngài và các vị đồng tu sớm đc vân du tu tập theo Hạnh nguyện để gieo trồng thêm nhiều hạt giống từ bi và trí tuệ đến mọi chúng sanh, lợi ích này cho đất nước là ko thể nghĩ bàn thưa quý vị!
ReplyDelete@user-cz3ux1xh3r
15 hours ago
Ngày xưa Phật Thích Ca đi tu không có được những hình ảnh sống thực cho mọi người biết đến, nay may mắn thay nhờ công nghệ hiện đại và đoàn làm phim có tâm đức và với tấm lòng thành kính đã ghi lại những hình ảnh sống thực trên con đường tu hạnh của thầy Minh Tuệ. Đây là những tư liệu quý giá mang tính cách lịch sử lưu truyền cho hậu thế. Thành thật tri ân Conical Huỳnh văn Long và ê kíp làm phim đã thực hiện thiên phóng sự mang tính cách lịch sử nầy. Câu chúc đoàn làm phim những điều tốt đẹp nhất.
ReplyDelete@dpv999
16 hours ago
10 tập thì cũng quá đủ. Thật ra, người thật sự muốn tu hành thì chỉ cần 1 câu nói thôi thì cũng đủ thúc giục họ tìm tới đạo rồi. (như Lục Tổ Huệ Năng)
Nam mô A Di Đà Phật. Con nguyện đem công đức có được từ tam thế mà hồi hướng cho chúng sanh trong 10 phương pháp giới đều được hưởng trọn vẹn bằng nhau.
Nhờ công đúc này mà họ có thể đủ duyên đề gặp Phật mà tu hành.
ReplyDelete@ThyDang-p7x
3 hours ago
Công bằng mà nói thì chỉ có những thước phim của bạn Long là có chiều sâu nhất và chứa đựng những lời chia sẻ chi tiết cặn kẽ về cách thực hành từ sư Minh Tuệ. Mình đã coi rất rất là nhiều tài liệu về sư, kể cả từ Nhân Gà nhưng chỉ có Conikal là có giá trị nhất cho mình. Từ đấy mình hiểu rõ ràng và học được cách trì giới, tu thiền với tư duy đúng đắng. Tuy mình cũng đã theo học thiền Vipassana gần 20 năm rồi nhưng đức tin không được vững và tư duy lệch lạc nên không có tiến bộ gì mấy. Bao năm vẫn thấy tâm vẫn khổ vẫn yếu ớt dao động trước phiền não thử thách rồi dần dần đâm ra dễ duôi xao lãng. May phước là sư đã xuất hiện kịp thời khi mình vẫn còn trẻ, khỏe và minh mẫn. Coi được những chia sẻ quý giá mà bạn Long đã ghi lại được từ một vị đã thật sự buông bỏ, đầy đủ từ bi và trí tuệ giải thoát đã giúp mình hiểu ra tại sao mình bị kẹt hoài một chỗ mặc dù mình cũng đã có căn bản thiền tứ niệm xứ theo Vipassana từ lâu. Sư bảo hành thiền là để tập tỉnh thức và tư duy về buông bỏ tham sân si, để tâm xả ly không dính mắt hay mong cầu bất cứ điều gì. Vậy mà 20 năm qua mình lại hiểu là hành thiền để đạt được những tầng tuệ vipassana này nọ và những tầng định nên thiền hoài mà không đạt đâm ra chán nản Chính vì mình hành thiền mà còn muốn được cái này cái nọ nên đã bị tà tư duy ngăn cản ngay từ đầu. Mãi vẫn không diệt trừ được tham sân si. Bây giờ hiểu ra được vấn đề nên mình đã tinh tấn hành thiền để tỉnh thức và buông bỏ như sư chỉ dạy và thấy tâm được nhẹ nhàng hơn. Vô vàng cảm ơn bạn Long đã tạo nên một tác phẩm vô giá như vầy.
ReplyDelete@hoangthithuy1515
6 hours ago
Cảm ơn connika rât rất nhiều chúc bạn và gia đình luôn hạnh phúc vui vẻ bình an trong cuộc sống cảm ơn Thầy MT đã đến với thế giới này Thầy đã mang đến cho người dân VN vô vàn lợi ích Thầy là tấm gương sáng cho chúng con soi vào để sửa đổi bản thân sống biết yêu thương chia sẻ bỏ bớt tham sân si ,sống đời hạnh phúc hơn biết ơn Thầy rất nhiều con chúc Thầy có nhiều sức khỏe vạn dặm bình an a di đà phật
ReplyDelete@bachlien8346
1 day ago
Ngài Minh Tuệ dạy rằng: "Đi theo Tịnh Độ là tốt đẹp đấy! Con cũng tu theo Pháp môn Tịnh Độ". Ngài Minh Tuệ khuyên người niệm Phật. Ai đi theo Pháp Môn Tịnh Độ Là tốt đẹp đấy. Ngài ấy cũng bảo Ngài ấy cũng niệm Phật. Ngài ấy từng Phát nguyện sau này được giống như Đức Phật A Di Đà. Thành Phật A Di Đà. Ngài bảo Mọi người cứ ở nhà niệm A Di Đà Phật là Giới Định Tuệ có đủ hết trong ấy , Phật A Di Đà và thế giới Cực Lạc là có thật, mọi người đừng có phản bác mà thất bại đấy.Thầy Minh Tuệ giải thích về Niệm A Di Đà Phật.Thầy Minh Tuệ: A Di Đà Phật là Giới - Định - Tuệ, phải có Giới để tu hành. Mình phải tìm hiểu Giới như thế nào, Định như thế nào rồi mình học chứ không phải đọc suông như thế. Giới là không sát sanh, không nói dối, không tà dâm, không rượi bia, không trôm cắp, cứ giữ cái giới đó chính là A Di Đà, có Định, có Tuệ là A Di Đà Phật. Mình niệm như thế, mình phát tâm cái vô thượng chính đẳng giác, rồi mình sống bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tu thiền, tinh tấn sáu ba la mật phải làm cho được.NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NGÀI ĐẾN ĐỂ KHUYẾN TẤN CHÚNG SANH HÀNH TRÌ GIỚI LUẬT VÀ HOẰNG TRUYỀN PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ
Xin thường niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Chúng con cũng đang niệm Phật, phát nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, sớm thành tựu Đạo Quả trong đời này.
Nam Mô A Di Đà Phật Thầy Minh Tuệ:"Họ không tin ,mọi người mà không tin A Di Đà Phật ,tôi tu Thành A Di Đà Phật cho mọi người thấy mà coi ,đặt tên A Di Đà Phật luôn, chỉ cần một câu A Di Đà Phật là đủ hết á, và con cũng ước nguyện cho mọi người thành A Di Đà Phật .Con cũng nói với nhiều người mà không tin có A Di Đà Phật ấy, con phát nguyện tu thành A Di Đà Phật để cho mọi người có A Di Đà Phật ,chứ không phải là không có."
ReplyDelete@DieuHuong1059
13 hours ago (edited)
Buồn quá tập cuối, hết được xem thầy qua những thước phim quý này nữa. Cảm ơn ngài Minh Tuệ đã cho phép kênh Conikal quay để chúng con xem ngài bộ hành gieo duyên với phật tử. Thật sự mình rất thích thời gian này hơn là lúc bắt đầu vào Hà Tĩnh. Sau này nhiều youtuber quay chĩa thẳng vào thầy nhìn rất phản cảm. Cảm ơn kênh Conikal thật nhiều ạ, bộ phim tài liệu này thật là quý. Mong anh sớm có phiên bản tiếng anh.
ReplyDelete@maiphuongle9448
3 hours ago
Tôi đã xem hết đến tập phim cuối cùng một cách say mê. Vô cùng kính ngưỡng hạnh tu của Thầy Minh Tuệ và mong thầy luôn có được sức khỏe trên đường tu gian khổ mà "hạnh phúc". Rất cảm động trước tấm lòng người dân tôn kính Thầy. Chúc sức khỏe và bình an đến mọi người ! Và tôi đặc biệt thích giọng nói truyền cảm ấm áp và lễ phép của bạn YouTube này. Tôi không biết mặt bạn nào trong ê kíp làm bộ phim này... Tuy nhiên cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các bạn. Chúc các bạn luôn có được sức khỏe và bình an trong cuộc sống . ️Hy vọng sẽ còn được xem nhiều những clip chân thành chân thật từ tâm Bồ Tát của các bạn như lời Phật dạy... A Di Đà Phật