Thursday, February 20, 2025

"Trò chơi của nghiệp" sắp hạ màn? - Đoàn Văn Báu

Gia hạn visa Thái Lan của các Thầy trong đoàn bộ hành


 

20.02.2025
Tin tức của anh Xuân Lam đưa ra chiều nay về việc gia hạn visa Thái Lan của các Thầy đã bị hủy là không đúng.
Nếu nghe kỹ clip của Xuân Lam thì thấy rõ anh ta không phân biệt được sự khác nhau giữa hộ chiếu và visa khi nói hộ chiếu của các Thầy sẽ bị vô hiệu hoá.
- Hộ chiếu là sổ thông hành cho phép công dân có thể xuất nhập cảnh và được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền của nơi người mang hộ chiếu có quốc tịch.
- Visa là giấy phép đồng ý cho nhập cảnh và lưu trú trong một thời gian nhất định tuỳ theo mục đích khác nhau (du lịch, học tập, làm việc, thăm thân...) được dán lên hộ chiếu bởi cơ quan chức năng hoặc đại diện có thẩm quyền của đất nước mà người xin visa muốn đến.
Hộ chiếu của Thầy Minh Tuệ mới làm cách đây mấy tháng trước chuyến đi bộ hành sang Ấn Độ và có giá trị 10 năm thì không thể hết hạn và càng không thể bị hủy bởi cảnh sát nước ngoài.
Hộ chiếu Việt Nam do cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam cấp thì chỉ có cơ quan này mới có thẩm quyền thu hồi, tiêu hủy với những điều kiện rõ ràng theo quy định của pháp luật chứ không thể tuỳ tiện. Không có cảnh sát nước ngoài nào có thể vô hiệu hoá một quyển hộ chiếu ngoài cơ quan của nhà nước đã cấp nó.
Hiện tại, HL chưa rõ Thầy Minh Tuệ và những người trong tăng đoàn đã nhập cảnh vào Thái Lan bằng thị thực visa hay theo diện được miễn thị thực visa.
Theo quy định của Thái Lan, nếu nhập cảnh với thị thực visa thì chỉ cần đến cơ quan di trú tại Bangkok hoặc văn phòng tại địa phương để gia hạn visa theo luật định.
Nếu nhập cảnh theo diện được miễn thị thực visa thì sẽ chỉ được lưu trú không quá 60 ngày và không được phép khất thực tu hành. Nếu muốn ở lại lâu hơn nữa trên đất Thái Lan thì không thể xin gia hạn visa vì đã có visa đâu mà gia hạn mà phải xuất cảnh khỏi Thái Lan và xin một visa mới để nhập cảnh trở lại. Nếu không xuất cảnh trước ngày hết hạn lưu trú cho phép ghi trên con dấu nhập cảnh được Hải quan Thái Lan đóng trên hộ chiếu thì người mang hộ chiếu có thể bị phạt và bị trục xuất vì lưu trú quá hạn và trở thành bất hợp pháp.
Theo tin tức từ anh Nguyễn Thành An đăng tải cách đây 1h, các Thầy vẫn bộ hành bình thường và việc gia hạn visa Thái Lan vẫn đang được tiến hành và tuân thủ đầy đủ luật pháp của Thái Lan.
Trong hình là Thầy Minh Tuệ và tăng đoàn vẫn tiếp tục bộ hành về cửa khẩu Mae Sot trong cái nắng nóng 33 độ C vào lúc 16h23' chiều nay 20/02/2025 với sự tham gia của 1 nhà sư Thái Lan.
All reactions:
You and 265 others

Wednesday, February 19, 2025

Góc nhìn từ Thái Lan của nhà báo Nguyễn Dân :

19.02.2025
Góc nhìn từ Thái Lan của nhà báo Nguyễn Dân :
NHỮNG CHUYỆN THẬT SỰ XẢY RA TRONG THỜI GIAN ÔNG ĐOÀN NGỌC HẢI ĐI THEO ĐOÀN SƯ MINH TUỆ
Hôm nay (19/02), anh Đoàn Ngọc Hải đã rời khỏi đoàn sư Minh Tuệ trở về VN sau đúng 1 ngày đi bộ cùng đoàn sư Minh Tuệ. Trên Facebook cá nhân, anh ghi trên tiêu đề "CÔNG KHAI - MINH BẠCH - RÕ RÀNG" và trong đó là nội dung anh kể những ngày bên đoàn sư Minh Tuệ. Nhưng với tư cách là một người cũng đã đi cùng đoàn sư Minh Tuệ (10 ngày nay), tôi thấy những nội dung của anh lạ quá. Anh viết:
_ "Giữa trời nắng chang chang sau 12g trưa, nhưng sư đi bộ hàng chục km..." Thông tin này lạ quá. Những ngày đi bên đoàn sư, thông thường mỗi ngày đoàn sư đi khoảng 15km, sáng đi tầm 9 - 11 km, chiều đi 6 - 7 km, lấy đâu ra "hàng chục km". Thêm nữa khoảng 11g trưa là đoàn sư dừng lại nghỉ trưa cho đến 4 - 5 giờ chiều mới tiếp tục di chuyển đến 6 - 6g30 thì ngừng lại. Làm gì có đi giữa trời nắng chang chang sau 12 giờ trưa". Hay ý anh Hải 4 - 5 giờ chiều là "sau 12 giờ"?
Trong bài anh nhắc đến 2 lần thời gian ở là 3 ngày làm mọi người dễ lầm tuởng anh đi bộ 3 ngày cùng với đoàn sư nhưng ngày thứ nhất anh đến vào buổi chiều muộn. Ngày thứ 2 anh đi cùng với đoàn sư, NHƯNG hôm qua đoàn đi ngắn hơn thường lệ do sư vẫn còn mệt. Cả ngày đi chưa đến 10km. Còn hôm nay, anh có mặt sau buổi khất thực là anh về. Tổng cộng thời gian anh ở chưa đến 2 ngày.
Khi nói chuyện với anh, tôi có hỏi "anh sẽ định đi bao lâu?" anh nói anh sẽ "đến Bồ Đề Đạo Tràng". Bây giờ thì tôi hiểu câu nói của anh rồi, nghĩa là khi sư Minh Tuệ đến được Bồ Đề Đạo Tràng thì anh sẽ bay sang đó check in với sư, làm tôi tưởng anh sẽ đi cùng đoàn bộ hành đến Ấn Độ luôn. Nhưng thông tin gây sốc nhất là anh Hải viết về anh Phước Nghiêm với ngụ ý anh Nghiêm nhập nhèm về mặt tiền bạc. Không những thế, anh Nghiêm thể hiện quyền lực, đuổi không cho anh đến gần đoàn bộ hành qua 2 chi tiết:
_ Anh không định minh bạch số tiền ông Hải tính cho để làm visa Ấn Độ cho các sư
_ Anh đuổi ông Hải không cho đi gần.
Để rộng đường dư luận, tôi đã phỏng vấn anh Phước Nghiêm về những điều ông Hải ám chỉ về anh. Anh Nghiêm trả lời anh chưa nghe nói đến chuyện này (chuyện tiền). Anh chỉ hướng dẫn ông Hải khi vào đảnh lễ sư thì nói các chuyện sau thì từ từ thôi. Từ đầu đến cuối anh Hải chưa mở miệng nói mà anh Nghiêm cũng không nói. Về chuyện "đuổi" anh Hải, anh Nghiêm nói ông Hải đi cùng đoàn đến 3 cây số thì anh Nghiêm mới nói ông Hải đừng đi áp sát đoàn. Ai cũng có quyền đi theo đoàn nhưng đừng gần quá.
Anh Hải đi 3 ngày (hơn 1 ngày đi cùng đoàn), nhưng như mọi khi, anh đến đâu, thị phi anh đến đó. Vì sao vậy?

Huệ Đan: Phật giáo giữa cơn bão “sự thật đại chúng”

February 7, 2025

Trong thời đại số hóa, khi tin tức lan truyền nhanh hơn bao giờ hết, sự thật không còn được xác định bởi sự chứng nghiệm hay trí tuệ, mà thường bị định nghĩa bởi số lượng người tin vào nó. Chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà “sự thật đại chúng” [1] (mass truth) – một thực thể không nhất thiết phản ánh chân lý – đang chi phối nhận thức xã hội. Một nghiên cứu của MIT năm 2018, đăng trên Science, chỉ ra rằng tin giả có khả năng lan truyền nhanh hơn tin thật gấp sáu lần trên Twitter. Một báo cáo từ Pew Research 2022 cho thấy có đến 79% người Mỹ thừa nhận rằng họ từng tin vào tin tức sai lệch ít nhất một lần. Sự lan truyền này không chỉ tác động đến nhận thức cá nhân, mà còn thay đổi cách con người tiếp nhận và xác định đâu là sự thật. Trước cơn bão này, Phật giáo sẽ đối diện như thế nào?

Khái niệm “sự thật đại chúng” không đơn thuần chỉ là thông tin được nhiều người tin tưởng, mà còn là hiện tượng mà sự thật bị chi phối bởi nhận thức tập thể, thay vì được kiểm chứng bằng trí tuệ và khoa học. Trong bối cảnh truyền thông số, sự thật không còn là một thực thể khách quan, mà trở thành một sản phẩm của quá trình kiến tạo xã hội (social construction).

Trong xã hội loài người, nhận thức về sự thật không chỉ đến từ quan sát cá nhân mà còn được hình thành thông qua sự tiếp nhận thông tin từ cộng đồng. Lý thuyết Kiến tạo Xã hội (Social Constructionism) của Berger và Luckmann (1966) nhấn mạnh rằng sự thật không tồn tại độc lập với xã hội mà được kiến tạo thông qua các diễn ngôn, niềm tin, và các cấu trúc quyền lực. Điều này có nghĩa là điều gì được xem là đúng không chỉ dựa vào tính chân xác của nó, mà còn phụ thuộc vào việc nó được ai phát ngôn, được bao nhiêu người tin, và cách nó được phổ biến.

Một ví dụ điển hình là sự kiện hiệu ứng Mandela – khi một nhóm lớn người cùng có một ký ức sai lệch nhưng lại tin chắc rằng nó là thật. Thực tế, hiện tượng này phản ánh cách mà trí nhớ tập thể có thể tạo ra một “sự thật” không hề tồn tại. Trong bối cảnh thông tin số, “sự thật” trở thành một loại hàng hóa được định hình bởi thuật toán, thị hiếu đám đông, và cơ chế lan truyền trên mạng xã hội, hơn là bởi sự kiểm chứng trí tuệ.

Hình minh họa: Geralt

Phật giáo từ lâu đã đặt nền tảng trên trí tuệ (prajñā), chánh niệm (sati) và từ bi (karunā). Đức Phật không chỉ là người khai sáng con đường giải thoát mà còn là bậc thầy trong việc đối diện với thực tại bằng trí tuệ rốt ráo. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, thực tại mà ta tiếp nhận không phải lúc nào cũng được truyền tải một cách trung thực. Hiệu ứng “buồng dội âm” (echo chamber), vốn được nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại Harvard Kennedy School (2021), chỉ ra rằng con người có xu hướng chỉ tiếp xúc với những thông tin củng cố niềm tin sẵn có của mình, thay vì mở rộng nhận thức để tiếp cận thông tin trung lập. Điều này dẫn đến hiện tượng thiên kiến xác nhận (confirmation bias), khiến cho những quan điểm lệch lạc có thể dễ dàng được chấp nhận như chân lý, chỉ vì chúng phù hợp với nhận thức của một nhóm người.Một nghiên cứu của Viện Công nghệ Thông tin và Xã hội Stanford (2020) chỉ ra rằng 63% người dùng mạng xã hội chia sẻ thông tin mà không kiểm chứng nguồn gốc. Những tin tức có yếu tố gây tranh cãi có xu hướng tăng khả năng lan truyền lên 70% so với tin tức trung lập. Sự lan truyền này dựa trên hiệu ứng tâm lý bầy đàn (herd mentality) – khi con người chấp nhận một thông tin chỉ vì nó đã được nhiều người tin tưởng. Điều này giải thích vì sao một số quan điểm sai lệch lại có thể trở thành phổ biến, ngay cả khi chúng thiếu cơ sở thực tế.

Hình minh họa: Geralt.

Một ví dụ điển hình trong Phật giáo là sự hiểu lầm về luật nhân quả. Không ít người cho rằng nhân quả hoạt động theo cơ chế “ai làm gì sẽ nhận lại đúng như thế”, nhưng thật ra, nhân quả trong giáo lý Đức Phật là một hệ thống duyên khởi phức hợp, chịu tác động của vô số yếu tố và không phải là một phương trình đơn tuyến đơn giản.

Phật giáo không nhìn “sự thật” như một thực thể bất biến mà xem nó như một quá trình quán chiếu và chứng ngộ. Đức Phật từng dạy trong Kinh Kalama (AN 3.65): “Đừng vội tin vào điều gì chỉ vì nó được nhiều người lặp lại.”

Điều này nhấn mạnh đến sự cần thiết của tư duy phản biện và quán chiếu trước bất kỳ thông tin nào. Thực tại có thể bị che phủ bởi vọng tưởng (Vipallāsa) – những nhận thức sai lầm do cảm xúc hoặc tập quán dẫn dắt. Khi thông tin bị lan truyền một cách vô thức mà không qua kiểm nghiệm trí tuệ, vọng tưởng này có thể trở thành tập thể. Ba dạng vọng tưởng theo giáo lý Phật giáo gồm:

Tưởng vọng tưởng: Nhìn sai bản chất thực tại (ví dụ: cho rằng một thông tin sai là đúng chỉ vì thấy nó quá nhiều lần).

Kiến vọng tưởng: Bám chấp vào nhận thức sai lầm (ví dụ: tin rằng mọi người đều nghĩ như mình thì chắc chắn là đúng).

Tâm vọng tưởng: Đánh giá sự việc bằng cảm xúc thay vì trí tuệ (ví dụ: tin vào thông tin gây hoang mang vì nó kích thích cảm xúc sợ hãi hoặc phẫn nộ).

Với sự phát triển của truyền thông số, chánh pháp đôi khi bị biến dạng để phục vụ cho sự thu hút đám đông. Một nghiên cứu từ Reuters Institute (2023) cho thấy hơn 52% nội dung liên quan đến tôn giáo trên mạng xã hội bị bóp méo so với giáo lý gốc.

Sự bùng nổ của thông tin và sự thật đại chúng không phải là thách thức duy nhất, mà còn là một bài kiểm tra cho chính những người thực hành Phật pháp. Trong Kinh Kalama, Đức Phật dạy rằng “Đừng tin chỉ vì một điều được lặp đi lặp lại, mà hãy tự mình kiểm chứng, quán chiếu, và thực hành để thấy rõ chân lý”. Trong thời đại mà ai cũng có thể trở thành người phát ngôn của sự thật, việc mỗi cá nhân có thể tự rèn luyện khả năng tỉnh thức trước thông tin, quán chiếu trước tri thức và thực chứng trước nhận thức chính là chìa khóa để không bị cuốn theo những làn sóng nhận thức sai lầm.

Tuy nhiên, Phật giáo không nên rơi vào thái độ cực đoan – hoặc hoàn toàn bác bỏ mọi thông tin đại chúng, hoặc rơi vào trạng thái thụ động, để mặc cho chánh pháp bị xuyên tạc. Thay vào đó, chúng ta có thể thực hiện ba bước để giữ vững chánh kiến giữa cơn bão thông tin:

Chánh niệm trong tiếp nhận thông tin: Mỗi khi đối diện với một sự kiện, một tin tức, một luồng dư luận, điều quan trọng là dừng lại, quán chiếu, không hấp tấp tin ngay hay chia sẻ ngay. Hãy áp dụng tinh thần “thí nghiệm sự thật” của Đức Phật: kiểm chứng thông tin dựa trên lý trí, kinh nghiệm thực tế và tác động của nó lên đời sống đạo đức và trí tuệ của con người.

Ứng dụng công nghệ để hoằng pháp nhưng không để bị công nghệ chi phối: AI và dữ liệu lớn (Big Data) có thể trở thành một công cụ để kiểm chứng thông tin, nhưng nếu không kiểm soát tốt, nó cũng có thể trở thành phương tiện để tái sản xuất những quan điểm sai lệch. Việc xây dựng các nền tảng truyền thông Phật giáo chính thống, dựa trên nguồn gốc kinh điển chuẩn xác sẽ giúp giữ được bản chất chân thực của giáo lý.

Không né tránh, không đối kháng, mà làm sáng tỏ: Phật giáo không thể đứng ngoài cuộc, cũng không thể đối kháng với trào lưu thông tin đại chúng. Cách duy nhất để bảo vệ chánh pháp không bị cuốn theo là chủ động làm sáng tỏ sự thật. Giảng dạy giáo lý bằng ngôn ngữ thời đại, cung cấp sự giải thích minh triết và khoa học, không để những ngộ nhận về nhân quả, nghiệp báo, vô thường bị bóp méo hoặc lợi dụng để thao túng nhận thức số đông.Điều quan trọng nhất không phải là chống lại sự thật đại chúng, mà là giúp con người tìm thấy con đường trí tuệ giữa vô số thông tin hỗn loạn. Đức Phật không dạy chúng ta tìm kiếm một chân lý tuyệt đối từ bên ngoài, mà dạy rằng chân lý chỉ được thấy rõ khi tâm trí đủ tĩnh lặng, đủ sáng suốt để nhận ra bản chất của thực tại. Trong một thế giới mà thông tin thay đổi từng giây, điều quan trọng nhất đối với người con Phật là tự mình tỉnh thức, tự mình quán chiếu, và tự mình chứng ngộ.

Hình minh họa: kmarius

Phật giáo không phải là một hệ tư tưởng bị động trước những biến động của xã hội. Ngược lại, Phật giáo chính là trí tuệ bất biến giữa những đổi thay, là ngọn đèn giữa đêm tối của thông tin hỗn loạn, là sự thức tỉnh giữa cơn mê tập thể. Và khi mỗi cá nhân biết dùng trí tuệ để nhận diện thực tại, khi mỗi Phật tử biết dùng chánh niệm để tiếp nhận thông tin, khi mỗi cộng đồng biết dùng chánh pháp để soi sáng cho nhau, thì dù cơn bão nào có kéo qua, chúng ta vẫn đứng vững trên nền tảng của chân lý, của trí tuệ, của từ bi.

Huệ Đan

Tuesday, February 18, 2025

Nhật ký hành trình tại Thái Lan đã được ông Đoàn Ngọc Hải đăng tải sáng nay trên FB cá nhân :

Võ Hồng Ly 19.02.2025

▶ Tin từ Thái Lan : Sau 3 ngày, ông Đoàn Ngọc Hải quyết định rời tăng đoàn và rời Thái Lan.
Dưới đây là Nhật ký hành trình tại Thái Lan đã được ông Đoàn Ngọc Hải đăng tải sáng nay trên FB cá nhân :
Thái Lan 08 giờ 08 phút sáng nay thứ tư ngày 19-02-2025.
CÔNG KHAI-MINH BẠCH-RÕ RÀNG
Xin chào các bạn.
Sau 3 ngày ở đất Thái Lan, tôi có cảm nhận về Sư Minh Tuệ, đó thực sự là một nhà Sư tu cực kỳ khắc nghiệt theo 13 Hạnh đầu đà, chỉ ăn chay mỗi ngày một bữa lúc 7 giờ sáng, sau 12 giờ trưa đến 7 giờ sáng hôm sau Sư Minh Tuệ không ăn và không uống cả nước, chỉ ngủ ngồi suốt đời, Sư cao khoảng 1 m 60, nặng chỉ khoảng 35 kg.
Việc ăn chay ngày 1 bữa khiến cơ bắp của các Sư teo nhỏ lại, với cơ bắp teo như vậy thì việc đau cơ bắp và dây chằng sẽ diễn ra khi phải vận động liên tục, người dẫn đoàn cần cho các Sư đi trên những con đường mặt phẳng, tránh đi vào các con đường lồi lõm sẽ dễ dẫn đến chấn thương dây chằng và dễ rách cơ.
Giữa trời nắng chang chang sau 12 giờ trưa nhưng Sư Minh Tuệ đi bộ hàng chục km nhưng cũng không uống nước. Đó là điều quá kinh khủng và đi ngược với khoa học cơ thể của con người.
Ngày đầu tiên tôi đến gia nhập đoàn, tôi ngủ tại một căn nhà hoang giữa cánh đồng, anh Phước Nghiêm trong đoàn đã nói với tôi sáng mai vào chào Sư Minh Tuệ và nói với Sư rằng tôi sẽ hộ trợ kinh phí làm visa cho tất cả tăng đoàn, tôi vui vẻ đồng ý vì tôi muốn như thế để 17 Sư đều được đến Ấn Độ.
Nhưng chỉ sáng ra anh Phước Nghiêm lại gặp tôi và nói: anh gặp Thầy đừng nói về hỗ trợ kinh phí. Anh giúp thì giúp nhưng đừng nói Thầy.
Chiều hôm qua một bạn Việt kiều Đức gặp tôi và nói: anh Hải em vào gửi 5 ngàn đô la cho người đàn ông có trách nhiệm ở đây để làm visa nhé?? Tôi nói khoan, cần đợi có sự công khai và minh bạch đã em.
Hàng ngày các Phật tử từ Việt Nam qua nấu cơm dâng lên các Sư rất tuyệt vời.
Mọi chuyện ở đây đang rất trật tự, 17 Sư và mới nhất là Sư Minh Đạo đang hoan hỉ rất tuyệt vời.
Mục đích của tôi sang đến đây là bỏ tiền của cá nhân tôi để giải quyết nhanh visa Bangladesh và visa Ấn Độ cho 17 hoặc 30,40,50 Sư để Sư Minh Tuệ được vui.
Sư Minh Tuệ chỉ muốn tất cả các Sư đi theo Sư Minh Tuệ đều được đến Ấn Độ.
Quan điểm của Sư Minh Tuệ: hôm qua họ có là người xấu nhưng hôm nay họ tốt, họ muốn tu thì đều phải hoan hỉ, ai muốn đi gần Sư cũng được, ai xin chữ ký cũng được, ai xin y áo Sư cũng cho, nói chung Sư Minh Tuệ rất tuyệt vời, chỉ những người đời vào tăng đoàn muốn thể hiện quyền lực thì mới DỞ.
Khi tôi đi bộ hành cách Sư Minh Tuệ 2 mét, anh Phước Nghiêm nói với tôi: anh đi cách xa Sư Minh Tuệ, tôi ngạc nhiên và nói ngay: quy định nào của Phật giáo không cho tôi đi gần Sư Minh Tuệ?? Anh ấy im lặng, Sư Minh Tuệ nghe và quay lại nhìn tôi và sau đó đưa cho tôi chai nước-tôi nhận chai nước và nói: con cảm ơn Thầy.
Sau đó tôi đi gần Sư Minh Tuệ mà không anh chàng “chăn dắt” nào đuổi tôi nữa. Tôi cảm thấy sung sướng khi được đi sau lưng Sư Minh Tuệ để quan sát và để cảm nhận.
Hiện nay Sư Minh Tuệ thực sự đang là một “cột ATM” đối với nhiều người muốn lợi dụng về tiền bạc.
Sau 3 ngày suy nghĩ và cảm nhận bằng kinh nghiệm gần 30 năm công tác của mình, tôi quyết định rời khỏi Thái Lan, sáng mai tôi sẽ tiếp tục công việc lái xe cứu thương chở bệnh nhi con nhà nghèo về miền tây Việt Nam.
Tôi có dặn dò bạn Nguyễn Thành An, một người TỐT rất rành việc xin các thủ tục visa được Sư Minh Tuệ giao cho công việc làm thủ tục visa rằng: khi nào cần tiền làm thủ tục visa cho mấy chục Sư cứ alo cho tôi, tôi sẽ chuyển tiền ngay nhưng những “người có trách nhiệm” trong đoàn phải công khai minh bạch rõ ràng.
Tôi không thích ai thể hiện quyền lực khi đi cùng tăng đoàn, thật buồn cười khi quyền lực được sử dụng bừa bãi.
Tôi quyết định rời khỏi Thái Lan!

 

SƯ MINH ĐẠO HỎI SƯ MINH TUỆ ?

- BÙI CHÍ VINH CUỘC CHƠI CUỐI CÙNG CỦA THẦY MINH TUỆ


Thực ra thầy Minh Tuệ

Chỉ tu có một mình
Tu không cần thành Phật
Tu thoát vòng chúng sinh
Tu không cần tụng kinh
Tu không cần gõ mõ
Cũng không cần biến hình
Mà hào quang lấp ló
Hào quang quá rực rỡ
Làm náo loạn thầy chùa
Làm phơi bày ma xó
Làm lu mờ cung vua
Cúng dường phải chịu thua
Tiễn vong tiêu thu nhập
Ngàn lẻ một kiểu lừa
Bị nhân dân vạch mặt
Tu sợ gì trục xuất
Cứ đi sẽ thành đường
Tu không cần hộ pháp
Càng theo càng tai ương
Hành trình đến thiên đường
Phải vượt qua địa ngục
Đủ phái đoàn "quá giang"
Ngập tiền tài, nữ sắc
Cuối cùng không có Phật
Và cũng chẳng có Người
Chỉ có thầy Minh Tuệ
Một mình một cuộc chơi...

5-2-2025
BCV

Monday, February 17, 2025

Cô gái phân tích thầy minh tuệ nghe rớt nướt mắt

Bóng ma và nhà sư: thao túng, dối trá và kiểm soát

Anh ấy là một cái bóng. Bóng ma bên một người tu hành chân chánh. Anh ấy là một loại người [mượn cách nói của một bộ phim James Bond là] 'the spy who couldn't leave' (kẻ gián điệp không muốn rời xa nhà sư). Chúng ta thử phân tách những hành vi của anh ấy để rút ra vài bài học.
Những hành vi
Anh ta tình nguyện tháp tùng một khất sĩ tự do rất nổi tiếng. Vị này không nhận mình là một nhà sư, nhưng tôi xem ông như là một nhà sư.
Anh ta thề thốt làm 'hộ pháp' cho nhà sư, nhưng nhà sư không chấp nhận cái vai trò đó. Anh ta tự xem mình là 'trưởng đoàn', nhưng cũng chẳng ai công nhận.
Mặc kệ sự thật là chẳng ai chấp nhận và công nhận, anh vẫn lẽo đẽo bên cạnh nhà sư.
Không chỉ lẽo đẽo, anh còn cố gắng gieo vào nhà sư những ý tưởng phi thực.
Anh tỏ ra là một kẻ ngạo mạn và coi thường người khác. Anh ta nói là có bằng tiến sĩ tâm lí, nhưng trình độ lí luận và kiến thức của anh chỉ ở mức trung học. Cách nói của anh ta rất thô thiển.
Nghĩ là tiến sĩ, anh ta thường xuyên đặt câu hỏi về kiến thức Phật giáo cho vị tu sĩ mà anh đi theo muốn làm 'hộ pháp'. Sau đó, anh ta lên YouTube chê kiến thức của chính vị tu sĩ mà anh ta từng gọi là 'thầy'.
Anh ta quen thói phóng đại. Anh thường xuyên thổi phồng các nguy cơ nhằm khiến nhà sư phải phụ thuộc vào sự hướng dẫn của mình. Anh tuyên bố rằng một số nhà sư và Phật tử sẽ bị bắt vì vấn đề visa. Nhưng nhà sư bình thản ... mỉm cười.
Anh ta thích lan truyền những suy đoán mang tính âm mưu thuyết. Anh ta liên tục nói rằng nhà sư sẽ bị Đại sứ quán Mĩ bắt cóc và ép buộc đi tị nạn ở Mĩ. Anh ta thậm chí vu khống có ‘phản động’ trong đoàn bộ hành.
Anh ta tung tin thất thiệt và đe dọa những người không đồng ý với mình. Anh ta dọa rằng một số người sẽ bị bắt khi quay về Việt Nam. Anh ta thậm chí tuyên bố rằng anh ta có thể tiêu diệt một cá nhân anh không ưa như là thổi một bong bóng nước.
Anh ta tỏ ra là một kẻ ăn hiếp người -- hiểu theo nghĩa 'bully'. Anh ta có hành vi 'bề trên', thậm chí bạo lực, với các nhà sư trẻ. Anh ta từng bắt một nhà sư trẻ lên xe bán tải và ép đưa về Việt Nam.
Anh ta là kẻ thất hứa. Anh hứa sẽ xin visa cho một số nhà sư nhưng không bao giờ thực hiện. Khi không thuyết phục được các nhà sư, anh ta tuyên bố sẽ rời nhóm vĩnh viễn, nhưng thực tế anh ta không rời đi. Thay vào đó, anh ta sử dụng các YouTuber khác để theo dõi và giám sát các nhà sư.
Những hành vi trên nói lên điều gì? Nó giúp cho chúng ta rút ra bài học gì?
Để trả lời, chúng ta thử giở vài chương sách tâm lí học xem sao. Những hành vi đó có vẻ nhứt quán với những chứng sau đây được mô tả trong sách tâm lí:
Thao túng và dối trá
Anh ta phóng đại rủi ro (ví dụ: nói rằng các nhà sư có thể bị bắt giữ) và gieo rắc tìn đồn nhằm đe doạ, để khiến người khác phụ thuộc vào mình. Đó là thao túng tâm lí (manipulative). Anh ta nói dối (ví dụ: hứa xin visa nhưng không thực hiện). Anh ta từng tuyên bố “Khi thầy còn thì tôi còn, thầy mất thì tôi mất. Tôi chỉ có một đường là không thành công thì chết thôi”. Nhưng khi nhà sư chỉ ra sai trái của anh ta, thì anh mở chiến dịch bôi nhọ nhà sư. Đó là phản trắc và dối trả / deception. Hai tánh này, thao túng và dối trá, là bài học căn bản của những kẻ theo chủ nghĩa Machiavellian.
Hoang tưởng và tự cao
Anh ta tin vào những thuyết âm mưu phi lí (như Đại sứ quán Mĩ sẽ bắt cóc nhà sư). Điều này có thể bắt nguồn từ sự thiếu tin tưởng vào các tổ chức bên ngoài (có thể do ảnh hưởng từ quá khứ làm an ninh) hoặc một vấn đề tâm lí sâu xa hơn. Anh ta tự nhận mình có quyền lực bắt giữ người khác dù không có thực quyền. Đó là triệu chứng của một kẻ hoang tưởng (paranoia), lúc nào cũng nghi ngờ và thấy bị đe doạ.
Độc đoán và ăn hiếp (bully)
Anh ta cố gắng kiểm soát mọi người, đặc biệt là các nhà sư trẻ tuổi và youtuber. Anh ta giữ sổ thông hành của các sư dưới danh nghĩa làm thủ tục xin visa, nhưng trong thực tế chẳng xin visa, vì mục tiêu là kiểm soát và buộc các sư phải lệ thuộc anh ta.
Anh ta sử dụng vũ lực (bắt một nhà sư cởi y phấn tảo) và dùng thủ đoạn đe dọa (cảnh báo người khác rằng họ sẽ bị bắt khi về nước). Đây là cá tánh của người độc đoán và ăn hiếp, đó là những người tin vào quyền lực và hệ thống phân cấp, thường đi kèm với hành vi đàn áp. Đó là lưu manh.
Ái kỉ
Anh ta liên tục đặt câu hỏi về kiến thức Phật học của nhà sư, cho thấy ông ta coi mình là người giỏi hơn. Anh ta công khai chê bai nhà sư trên YouTube. Việc tự bổ nhiệm làm lãnh đạo và từ chối chấp nhận sự bất đồng cho thấy các xu hướng ái kỉ. Ái kỉ là một rối loạn nhân cách.
Đó là những đặc tính. Câu hỏi đặt ra là những đặc tính trên nhứt quán với bệnh lí nào? Câu trả lời xin dành cho các chuyên gia tâm thần và tâm lí học. Nhưng tôi nghĩ tới những tâm bệnh sau đây:
* Rối loạn nhân cách ái kỉ (Narcissistic Personality Disorder hay NPD): tự cao, kiêu ngạo, thao túng, thiếu xúc cảm.
* Rối loạn nhân cách phản xã hội (Antisocial Personality Disorder - ASPD): dối trá, thờ ơ với quyền lợi của người khác, hung hăng, không hối hận.
* Rối loạn nhân cách hoang tưởng (Paranoid Personality Disorder - PPD): không tin ai, và lúc nào cũng nghĩ rằng người khác muốn hãm hại mình.
Tất cả những 'tâm bệnh' trên đây có thể vừa do ảnh hưởng của quá khứ, vừa do bản chất tâm lí của cá nhân.
Cái tánh cách độc đoán có thể là sản phẩm của một cỗ máy có mục tiêu nhào nặn nên những con người thích kiểm soát người khác bằng sự sợ hãi và thông tin sai lệch, và bằng áp đặt quyền lực thông qua đe dọa và bạo lực.
Anh ta như là một bóng ma bên cửa thiền. Cách tốt nhứt để đối phó cái bóng ma đó là giữ khoảng cách, chỉ ra những sai trái, và không để cái bóng đó chi phối. Vị khất sĩ đã làm rất tốt điều này. Ông là một nhà sư chân chánh vậy.

ĐƯỜNG BỘ HÀNH SANG ẤN ĐỘ CỦA ĐOÀN SƯ MINH TUỆ: GẦN NHƯ BẤT KHẢ THI !

17.02.2025

Bài viết của nhà báo độc lập Nguyễn Dân từ Thái Lan :
ĐƯỜNG BỘ HÀNH SANG ẤN ĐỘ CỦA ĐOÀN SƯ MINH TUỆ: GẦN NHƯ BẤT KHẢ THI !
 
Đây là ý kiến cá nhân của mình. Hồi chiều khi nhận được thông tin mình cũng rất sốc và không giữ được bình tĩnh mấy (nên xem clip - Link dưới comment- bạn sẽ thấy mình hơi lúng túng khúc đầu). Giờ mình có thời gian hơn nên viết ra đây cho các bạn đọc dễ hình dung hơn. Đây là những lời tâm huyết của mình, nói ra sẽ khá khó nghe, có thể bạn sốc, ghét mình nhưng tất cả là vì đoàn sư Minh Tuệ.
 
Khi mình nói "bộ hành của đoàn sư Minh Tuệ" nghĩa là phải thoả mãn 2 điều kiện:
1. Đi bộ. Hoạ hoằm lắm mới phải đi xe hoặc đi tàu thủy.
2. Đến các thánh tích tại Ấn Độ
Không thoả mãn 2 điều kiện này, việc "bộ hành của sư sang Ấn Độ" xem như không còn ý nghĩa gì nữa. NHƯNG, qua những ngày qua, mình tìm hiểu lẫn vận dụng các mối quan hệ có thể thì mình tạm kết luận: bộ hành sang Ấn Độ gần như là điều bất khả thi, hay nói thẳng là 99% bị bít, trừ khi điều kì diệu xảy ra.
Có thể một số bạn sẽ rất sốc với thông tin này, nhưng đáng buồn sự thật là như thế. Bởi lẽ sư Minh Tuệ đang đối mặt với những khó khăn sau: (mà không ai có thể giải quyết) 
 
_ Vượt qua cửa khẩu. Ở đây có 3 loại cửa khẩu mà đoàn sư sẽ phải vượt qua:
1. Cửa khẩu giữa Thái Lan và Myanmar. Theo thông tin mình tìm được, hiện có 2 cửa khẩu gần đoàn nhất là Mea Sot và Phu Nam Ron (trên 300km) đều đang cấm NGƯỜI NƯỚC NGOÀI. Người Thái và người Miến Điện tại vùng biên có thể qua lại bình thường, nhưng người nước ngoài là không. Kể cả cửa khẩu Mea Sai cách đây 600km cũng không. Điều này đã thực hiện vài năm nay chứ không phải thời gian gần đây. Vì vậy, việc đoàn sư Minh Tuệ đến cửa khẩu Mea Sot sắp tới sẽ KHÔNG ĐƯỢC nhập cảnh vào Miến Điện, phải tìm đường khác, nhưng mà các cửa khẩu khác cũng vậy.
2. Cửa khẩu giữa các quân nổi dậy và quân chính phủ. Myanmar hiện đang nội chiến, đất nước đang bị các nhóm quân nắm giữ (quân đội chiếm 40% lãnh thổ). Để vượt qua giữa các vùng lãnh thổ này phải vượt qua "cửa khẩu", điều này gần như bất khả vì chính phủ Nay Pyi Taw và các cánh quân đang mâu thuẫn với nhau.
3. Cửa khẩu giữa Myanmar và Ấn Độ (Tamuh – Moreh). Tương tự như cửa khẩu giữa Thái Lan và Myanmar, Myanmar đang đóng cửa nội bất xuất, ngoại bất nhập.
_ Sự nguy hiểm khó khăn khi vào Myanmar.
Kể cả ví dụ đoàn sư được vào Myanmar đi, đoàn sư sẽ phải đối diện một đoạn đường gần 100km từ cửa khẩu hẻo lánh, không điện đóm. Đối mặt là các phiến quân đang "đói". Đói lương thực, đói vũ khí, đói tài chính... 
 
_ VISA
Hiện nay đoàn đã có 3 visa du lịch Ấn Độ (sư Minh Tuệ, Minh Trí và Tuệ Minh) với thời gian ở Ấn độ tối đa là 180 ngày cho một lần nhập cảnh. Nếu có xin visa cho những thành viên còn lại, thì visa xin nên có giá trị và thời gian lưu trú tương tự như 3 visa trên, để tránh tình trạng visa người này còn hạn, người kia hết hạn. Vd: Visa Sư A có thời gian lưu trú tối đa là 90 ngày, còn sư B thì 180 ngày… Rất khó khăn cho cả tăng đoàn nhập/ xuất cảnh cùng nhau.
Ngoài ra, để đi chiêm bái Tứ Thánh Địa sẽ mất thời gian rất dài.
1.Lumbini (Nepal) - Nơi Đức Phật đản sinh.
2.Bodh Gaya (Ấn Độ) - Nơi Đức Phật thành đạo.
3.Sarnath (Ấn Độ) - Nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên.
4.Kushinagar (Ấn Độ) - Nơi Đức Phật nhập Niết Bàn.
Quãng đường để đi hết Tứ Thánh Địa hơn 1000km vì vậy nếu visa Ấn độ của sư nào mà chỉ cho ở tối đa 90 ngày, thì sư đó phải xuất cảnh ra khỏi Ấn độ, xin visa nhập cảnh (Nepal/ Srilanka) và nhập cảnh lại Ấn độ….
 
CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP THAY THẾ NÀO
Có 2 giải pháp được mọi người đưa ra là:
1. Đi đường tàu thuỷ, đến Bangladesh sau đó băng qua Ấn Độ. Lộ trình này có lẽ là anh Báu nghĩ đến vì thấy xin visa của Bangladesh. NHƯNG (lại nhưng) nếu định đi đường tàu thủy thì sao anh Báu lại dẫn đoàn lên hướng đông bắc? phải đi xuống phía nam có cảng chính của Thái Lan chứ. Chưa hết, cảng chính của Thái Lan đi Bangladesh là đi tàu đường hàng hoá, không có tàu du lịch. Đoàn sư đi bằng tàu hàng hoá là đi chui vì nhập cảnh thế nào? Hay đoàn sư trở thành đoàn tỵ nạn như thông tin râm ran mấy hôm nay lan truyền? Và cửa khẩu giữa Bangladesh và Ấn Độ, lúc mở lúc đóng. chưa chắc đoàn sư đi qua được. Chưa kể cửa khẩu giữa Ấn và Bangladesh lúc đóng lúc mở, đoàn sư chưa chắc nhâo vào được Ấn Độ, (và thêm một điều đáng lo nữa, Bangladesh đa số theo Hồi Giáo (90%). Đoàn sư đi vào chắc chắn sẽ không được đón chào như các nước vừa qua.
2. Đi sang Lào - Đi lên Trung Quốc - Qua Tây Tạng - Băng qua dãy Hy Mã Lạp Sơn - Đến Bhutan - Xuống Nepal - Đến Ấn Độ. Đoạn đường này cho là visa suôn sẻ thì đi băng qua Tây Tạng chưa chắc chính phủ Trung Hoa cho phép. Nhưng chưa hết, đến biên giới Ấn Độ thì đoàn phải dừng vì Ấn Độ và Trung Quốc đang căng thẳng, không vào được. Đó là chưa kẻ đoàn phải băng qua dãy núi tuyết Himalaya kinh khủng khiếp trên đôi chân trần, ba y một bát.
GIẢI PHÁP TẠM CHẤP NHẬN
Có một giải pháp tạm chấp nhận là: từ vị trí hiện tại (hoặc từ cửa khẩu Mea Sot), đoàn sư đi xuống miền Nam Thái Lan, nhập cảnh tại cửa khẩu Kawthaung (Myanmar), sau đó đi qua Mon - Bago - Yangon là khoảng 1.420 km. Nếu tốc độ đi tầm khoảng 15Km/ngày thì đoàn mất khoảng 120 ngày, chưa tính bệnh/ nghỉ ngơi/ sự cố dọc đường, hoặc đơn giản hơn đoàn có thể đi ngược về thủ đô Bangkok
Khi đến thủ đô Yangon hay Bangkok rồi, đoàn sư sẽ PHẢI ĐI MÁY BAY đến đến Ấn Độ (Kolkata). Đây là đường bay ngắn nhất, nếu có vi phạm hạnh đầu đà thì cũng vi phạm ít nhất. Mà khi xưa hạnh đầu đà ra đời đâu có máy bay, chưa có rào cản thủ tục biên giới quốc gia như bây giờ. Giờ thế kỷ 21, xung đột sắc tộc, chiến tranh nên để giữ 13 hạnh đầu đà nguyên thủy thật khó. Để giải quyết vấn đề visa Ấn Độ của các sư, tôi có một giải pháp đó là thay vì xin visa du lịch thì chuyển sang visa religion có thời gian lưu lại Ấn dài hơn. Để xin visa religion cần có một nơi bảo lãnh và tôi tin rằng có rất nhiều nơi sẽ rất sẵn lòng bảo lãnh cho đoàn tu (trong suy nghĩ của tôi đến sư Thích Huyền Diệu là một ví dụ)
Trên đây là toàn bộ những thông tin mình nắm được. Có thể chưa chuẩn, hoặc có thể sai, có thể có những thông tin mình chưa biết. Nếu bạn nào biết xin vui lòng tư vấn cho mình cũng nghĩa là tư vấn, giúp cho đoàn sư Minh Tuệ. Chưa giờ mình lại mong mình sai như lúc này.

 

Nhà Báo Mặc Lâm Phân Tích Thẳng Thắn Sai Lầm Của Anh Báu Khiến Cộng Đồng Mạng Dậy Sóng!

Thursday, February 13, 2025

ÔNG ĐOÀN VĂN BÁU TUYÊN BỐ, CÁC SƯ PHẢN HỒI - BBC TIẾNG VIỆT

CHÚNG ĐÃ DÙNG THỦ ĐOẠN GÌ ĐỂ TẤM THƯỜNG HOÁ MỘT NHÀ SƯ MỜI MỌI NGƯỜI ĐỌC VÀ NGẪM. CHUYỆN MỘT NHÀ SƯ…

Omi no Mifune (722 – 785), văn sĩ Nhật Bản, người viết những câu chuyện sống động về Phật giáo, tăng sĩ của thời đại Nara mà ông sống và chứng kiến. Tác phẩm lớn nhất của ông có tên To Daiwajo Toseiden (Đường đại hòa thượng đông chính truyện) được coi như là những dữ liệu không chính thức để tham khảo về thời đầu của Phật giáo Nhật Bản. Bên cạnh đó ông còn có nhiều những ghi chép để lại, có dài, có ngắn, có những ghi chép bâng quơ giữa chợ nhưng tựu trung, mọi thứ luôn giống như những bài học sâu sắc cho người đời chiêm nghiệm.
Khởi đầu, Phật giáo xuất hiện ở Nhật Bản, không phải vị quan quyền, lãnh chúa nào cũng ưa thích, vì họ cảm thấy phải chia sẻ quyền lực với những người không tấc sắt và không màng danh lợi này.
Chuyện kể rằng có một ông sư đến cư trú ở bìa rừng, và sống ẩn khuất ở đó, sự khiêm nhã của ông được rất nhiều người dân kính trọng. Người dân cứ thay phiên nhau mỗi ngày đến cúng dường thức ăn trước chòi của ông, nhưng không bao giờ gặp mặt được, và cũng không bao giờ trò chuyện được với ông. Vị tu sĩ này luôn im lặng cảm ơn, cúi chào nhưng từ chối nối kết với đời thường.
Vì tu sĩ này là cái gai trong mắt của vị quan trong vùng, bởi một sự ghen tị và lo sợ không thể giải thích nổi. Hắn mưu tính chuyện làm sao để vị sư này đi khỏi vùng đất của hắn, hoặc không còn uy tín, để người dân phải rời xa.
Tay lang y vẫn được gọi hầu cận vị quan này hiến kế, nói là xin để hắn hành động.
Tay lang y đến chòi của vị sư và nài nỉ là muốn phát nguyện xem sức khỏe cho ngài theo lệnh quan. Miễn cưỡng chấp nhận, vị sư nói chỉ cho ba lần đến khám bệnh, đưa thuốc, nhằm ngừa trị một bệnh dịch nguy hiểm, mà tay lang y nói rằng đang lan rộng trong vùng.
Sự kiện tay lang y này được chấp nhận đến gặp và trò chuyện với vị sư, khiến trong làng đồn đãi và đột nhiên cũng ngưỡng mộ vị lang y. Trên đường đến chòi của vị sư, tay lang y bao giờ cũng cố để cho mọi người chú ý thấy mục đích của hắn. Chỉ cần một hai lần như vậy, tên tuổi của tay lang y đã lan rộng trong khắp dân chúng, như một người may mắn và cũng đạo hạnh.
Sao ba lần gặp, vị sư khép cửa chòi và từ chối không tiếp tay lang y nữa. Nhưng mục đích của hắn kể như đã hoàn thành.
Từ đó về sau - tay lang y cứ đi ra chợ và khi mọi người bu quanh, tò mò trong kính trọng hỏi về vị sư, cũng như về những lần gặp của hắn.
"Ngài trò chuyện điều gì với ông vậy?"
"Có ông ta chỉ quan tâm đến một thứ và thích thú hỏi về nó thôi"
"Là chuyện gì?"
"ông ta chỉ hỏi về chuyện trong nhà thổ và các cô gái trẻ ở đó thì như thế nào"
Đám đông im lặng và rời đi. Dần dần những câu chuyện như vậy lan rộng, và sự kính trọng đối với vị sư bắt đầu giảm dần. Người ta còn không tìm thấy những người đến cúng dường trước cửa chòi của vị sư nữa. Sự ghẻ lạnh xuất hiện không chỉ với vị sư, mà còn với bất kỳ dấu hiệu nào của Phật giáo ở trong vùng. Cộng thêm lớp tay sai của vị quan bắt đầu đi truyền tụng những câu chuyện đơm đặt xấu xa về đạo Phật và vị sư đó.
Về sau, không nghe nói vị sư đó sống chết hay rời đi như thế nào, vì không còn ai quan tâm nữa.
Chuyện chỉ được tiết lộ sự thật vào những ngày cuối đời của tay lang y, khi đang trong cơn bệnh ngặt nghèo, và y nghĩ rằng nghiệp báo của mình đã tới.
KHANH NGUYEN